Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: Tạo chuyển biến về “chất”

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/8/2012 | 3:55:06 PM

YBĐT - Đến nay, tỉnh Yên Bái có 95,5% xã, phường có trường mầm non độc lập với tổng số 185 trường. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 97,7% so với dân số trong độ tuổi, tỷ lệ trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày đạt 88,3%; 180/185 trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Giờ học múa của các cháu Trường Mầm non Minh Huệ (thành phố Yên Bái). (Ảnh: Hà Tĩnh)
Giờ học múa của các cháu Trường Mầm non Minh Huệ (thành phố Yên Bái). (Ảnh: Hà Tĩnh)

Thực hiện Quyết định 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 10-CT/TW về phổ cập giáo dục mầm non (PCGDMN) cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn, ngành giáo dục và đào tạo Yên Bái đã tham mưu với tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo.

Cụ thể là: Đề án PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015; Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 02/12/2011 về việc đẩy mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ phát triển GDMN trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015; Đề án phát triển GDMN tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011- 2015...

Ngành giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp xây dựng quy hoạch mạng lưới trường, lớp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân; tiếp tục rà soát, quy hoạch và cấp quyền sử dụng đất cho những nơi chưa có quỹ đất.

Bên cạnh đó, lồng ghép các chương trình mục tiêu, dự án, đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực để thực hiện PCGDMN cho trẻ 5 tuổi; tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho dạy và học.

Ưu tiên bố trí phòng học từ bán kiên cố trở lên cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi, đồng thời xây dựng kế hoạch trang bị đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị tối thiểu theo Thông tư số 02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; ưu tiên tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho đơn vị trường trong lộ trình đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi; chỉ đạo các đơn vị ưu tiên phân công giáo viên có năng lực, trình độ chuyên môn dạy các lớp mẫu giáo 5 tuổi, đảm bảo 100% giáo viên đứng lớp có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên... với mục tiêu tạo sự chuyển biến về “chất” về PCGDMN.

Năm 2012, ngành đã tham mưu cho UBND, HĐND tỉnh bổ sung gần 600 biên chế để bố trí đủ theo định mức cán bộ quản lý của các huyện, thị xã, thành phố và giáo viên, nhân viên ở các trường mầm non thuộc huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, 39 xã đặc biệt khó khăn, các điểm trường thuộc thôn đặc biệt khó khăn của xã vùng II, đạt tỷ lệ 66,4% biên chế so với định mức và bổ sung 61 chỉ tiêu hợp đồng nhân viên dinh dưỡng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP cho các trường mầm non công lập thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để thực hiện công tác nuôi dưỡng cho trẻ mầm non.

Đối với giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ sở mầm non công lập thuộc định mức biên chế đã được UBND tỉnh phê duyệt trong phương án phân bổ ngân sách hàng năm được hưởng các chế độ theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg, ngày 26/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Ngành cũng đã chỉ đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái đào tạo theo địa chỉ 90 chỉ tiêu trung cấp mầm non cho 2 huyện Văn Yên và Mù Cang Chải.

Đến nay, toàn tỉnh có 95,5% xã, phường có trường mầm non độc lập với tổng số 185 trường. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 97,7% so với dân số trong độ tuổi, tỷ lệ trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày đạt 88,3%; 180/185 trường thực hiện chương trình giáo dục mầm non, đạt 97,8%; 133/180 xã, phường, thị trấn đạt PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi, bằng 73,9%; 4/9 huyện, thị xã, thành phố đạt PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi, đạt 44,4%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi của tỉnh cũng đang còn không ít khó khăn: đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (y tế, dinh dưỡng) còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, mất cân đối giữa các vùng miền nhất là ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc; các trường mầm non trong tỉnh còn thiếu phòng học, phòng chức năng, công trình vệ sinh, bếp ăn, công trình nước sạch theo quy định; thiết bị dạy học chưa đồng bộ; tình trạng thiếu phương tiện, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới theo quy định tại Thông tư số 02/2010/TT- BGD&ĐT ở một số trường còn khá phổ biến nhất là ở trường mới thành lập, trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn; tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường có sự chênh lệch lớn giữa các vùng, miền.

Để đạt được các chỉ tiêu PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi theo kế hoạch, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về chủ trương phát triển giáo dục mầm non, tạo sự quan tâm, phối hợp trong tổ chức triển khai thực hiện Đề án PCGDMN.

Hai là: Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, ưu tiên dành quỹ đất ở các xã chưa có trường mầm non độc lập và các điểm trường của thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Ba là: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu phổ cập và thực tiễn đổi mới giáo dục mầm non. Thực hiện tốt chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh.

Bốn là: Tiếp tục đầu tư kinh phí, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học, sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách của chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục, chương trình kiên cố hóa trường học và các nguồn vốn đầu tư khác nhằm hoàn thành mục tiêu về cơ sở vật chất trường học.

Năm là: Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; triển khai thực hiện đầy đủ nội dung của chương trình giáo dục mầm non theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục theo chủ điểm, tổ chức các hoạt động phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý lứa tuổi. Huy động tối đa trẻ em 5 tuổi ra lớp, duy trì tỉ lệ chuyên cần, tỷ lệ học 2 buổi/ngày; đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, 100% trẻ em 5 tuổi được chuẩn bị tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

Sáu là: Đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương trong các cơ sở giáo dục mầm non; thực hiện phân cấp quản lý cho các trường mầm non theo quy định, theo hướng mở rộng quyền chủ động, sáng tạo và phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cơ sở.
Bảy là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực; khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư vào phát triển giáo dục mầm non.

Hà Thị Minh Lý - (Phó giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Yên Bái)

Các tin khác
Học sinh Trường trung học cơ sở Vân Hội (Trấn Yên) thăm quan Di tích lịch sử Gò Cọ Đồng Yếng.

YBĐT - Đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị cho năm học mới như sửa chữa, xây mới các phòng học, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục, mua sắm trang thiết bị dạy học… đều đã được huyện Trấn Yên quan tâm, chuẩn bị chu đáo và hoàn thành theo đúng kế hoạch.

Bà Đinh Thị Hoan - Chánh án TAND tỉnh (người đứng bên trái) trao đổi nghiệp vụ với thẩm phán, thư ký của Tòa Hình sự. (Ảnh: Đức Hồng)

YBĐT - Trong những tháng đầu năm 2012, hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt được những kết quả tích cực. Các cơ quan tư pháp đã phối hợp tốt trong giải quyết các vụ án trọng điểm.

YBĐT - Thực hiện Đề án Chính sách hỗ trợ hộ gia đình người có công khó khăn về nhà ở, giai đoạn 2012 – 2015 tỉnh Yên Bái. Hiện nay, các địa phương đã và đang triển khai thực hiện, thể hện truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" đối với người có công trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh Hội nghị

YBĐT - Ngày 15/8, Hội LHPN tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị quát triệt, học tập Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI cho trên 80 cán bộ chủ chốt của Hội và các đồng chí là Chủ tịch, Phó chủ tịch, cán bộ chuyên trách tại các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục