Trạm Tấu giúp trò "vượt núi" học chữ

  • Cập nhật: Thứ tư, 2/1/2013 | 9:19:16 AM

YBĐT - Thấu hiểu những khó khăn của học sinh đang "vượt núi" học chữ mà không được hưởng chế độ, huyện Trạm Tấu đã huy động cán bộ, nhân dân và các lực lượng xã hội xây dựng "Kho thóc khuyến học". >>>Trạm Tấu khó khăn trong phát triển trường dân tộc bán trú

Nhờ có chính sách hỗ trợ cho học sinh ở bán trú nên tỷ lệ học sinh chuyên cần của Trường PTDTBT Tiểu học và THCS xã Trạm Tấu luôn đạt từ 96 - 98%.
Nhờ có chính sách hỗ trợ cho học sinh ở bán trú nên tỷ lệ học sinh chuyên cần của Trường PTDTBT Tiểu học và THCS xã Trạm Tấu luôn đạt từ 96 - 98%.

Cái rét của huyện vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) cắt da, cắt thịt nhưng có những cô cậu học trò nơi đây nhà cách trường hàng chục cây số vẫn có mặt đầy đủ để được thầy cô dạy cái chữ và cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Được như vậy một phần là nhờ mô hình bán trú dân nuôi và phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT).

Có mặt tại Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở xã Trạm Tấu tôi không khỏi ngạc nhiên với sỹ số học sinh đến lớp đạt trên 98%. Năm học 2012 - 2013, nhà trường có 543 học sinh, trong đó có 375 học sinh bán trú, 100% học sinh đều ăn bán trú tại nhà trường.

Thầy giáo Hoàng Văn Long - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Trước đây, khi chưa có "bán trú dân nuôi" và chính sách hỗ trợ cho học sinh bán trú thì tỷ lệ chuyên cần của nhà trường chỉ đạt trên dưới 90% nhưng khi có mô hình này, tỷ lệ chuyên cần đã đạt từ 96% - 98%.

Theo đó, chất lượng giáo dục của nhà trường cũng tăng lên. Năm học 2010 - 2011, nhà trường có 120 em đạt học sinh khá, giỏi thì đến năm học 2011 - 2012 có 142 em, tăng 12%".

Em Giàng Thị Lan, học sinh lớp 7B tâm sự: "Nhà em ở thôn Tấu Dưới, cách trường 5km. Khi có chính sách bán trú em ăn ở tại trường. Ở đây, chúng em được chăm sóc chu đáo từ bữa ăn đến giấc ngủ. Em hứa sẽ học giỏi để không phụ công ơn của cha mẹ và thầy cô giáo". Anh Lầu Nhà Lâu, phụ huynh em Lầu A Mềnh, học sinh lớp 7B hồ hởi: "Mình phấn khởi lắm, mình hứa sẽ cho các con ăn học, không bắt bọn chúng ở nhà nữa đâu".

Đồng chí Lê Thị Thu Hà - Phó chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu:

Những học sinh ở bán trú không được hưởng chính sách theo Quyết định 85 của Thủ tướng Chính phủ về "Chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường PTDTBT", ngoài sự đóng góp của gia đình, huyện còn giúp đỡ từ "Kho thóc khuyến học" ở 12/12 xã, thị trấn. Đến đầu năm học 2012 - 2013, Trạm Tấu đã huy động gần 18 tấn thóc và trên 184 triệu đồng.

Chúng tôi đến thăm Trường PTDTBT Tiểu học, Trung học cơ sở xã Túc Đán. Thầy giáo Nguyễn Văn Thanh - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: "Năm học 2012 - 2013, nhà trường có 28 lớp học với 544 học sinh, trong đó có 165 em ở nội trú tại trường từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Tuy còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất nhưng tỷ lệ học sinh ra lớp luôn đạt ở mức cao".

Em Hảng A Sang, học sinh lớp 9 thổ lộ: "Em là con nhà nghèo, được Nhà nước hỗ trợ đi học em thấy rất vui lắm. Không chỉ riêng mình em mà các bạn khác sẽ quyết tâm học tập tốt".

Bằng sự nỗ lực hết mình của những người làm công tác giáo dục - đào tạo và sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, đến nay, trường học ở 10/10 xã vùng cao của huyện Trạm Tấu đã chuyển đổi sang mô hình PTDTBT.

Đồng chí Phạm Mạnh Tưởng - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trạm Tấu cho biết: "Năm học 2012 - 2013 toàn huyện có 8.415 học sinh ở 3 cấp học (mầm non, tiểu học và trung học cơ sở), trong đó có 3.494 học sinh ở bán trú, chiếm trên 41,5%. Trong số 3.494 học sinh bán trú thì có 2.389 em được hưởng chế độ hỗ trợ 420 ngàn đồng/học sinh/tháng, số còn lại là học sinh bán trú dân nuôi".

Thấu hiểu những khó khăn của học sinh đang "vượt núi" học chữ mà không được hưởng chế độ, huyện Trạm Tấu đã huy động cán bộ, nhân dân và các lực lượng xã hội xây dựng "Kho thóc khuyến học".

Dù còn gặp nhiều khó khăn của một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn nhưng những gì mà cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành giáo dục - đào tạo huyện Trạm Tấu đang làm là một hướng đi đúng, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục vùng cao.

Chất lượng giáo dục Trạm Tấu từng bước được nâng lên. Bậc học tiểu học: năm học 2010 - 2011, số học sinh xếp loại học lực yếu chiếm 7% thì kết thúc năm học 2011 - 2012 còn 5,2%, giảm 1,8%; bậc trung học cơ sở: năm học 2010 - 2011, tỷ lệ học sinh khá, giỏi chiếm 12% thì đến năm học 2011- 2012 là 13,2%, tỷ lệ huy động học sinh ra luôn đạt ở mức cao. Năm học 2012 - 2013, tỷ lệ ra lớp ở bậc học mẫu giáo đạt 103%, tiểu học đạt 99,1% và trung học cơ sở đạt 99%.

Văn Tuấn

Các tin khác
Lãnh đạo đơn vị triển khai kế hoạch phòng chống tội phạm kinh tế  trong dịp tết Nguyên đán sắp tới.

YBĐT - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (Công an tỉnh Yên Bái) đã chủ động dự báo và nắm chắc tình hình vi phạm và tội phạm kinh tế ở các địa bàn, tuyến trên phạm vi toàn tỉnh.

YBĐT - Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Sơn A (Văn Chấn) có 233 hội viên, trong những năm qua, Hội đã phát huy vai trò hoạt động thực sự trở thành mái ấm, chỗ dựa tin cậy của cựu chiến binh xã nhà.

Việc ăn tết cùng Tết Nguyên đán sẽ tạo điều kiện cho học sinh đến trường.

YBĐT - Huyện Trạm Tấu đã thành lập Ban vận động đồng bào dân tộc Mông ăn một tết Nguyên đán từ năm 2013 do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban.

Dự báo khoảng gần sáng và ngày 3/1, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến phía đông Bắc Bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục