Người Mông Trạm Tấu thực hiện chủ trương vui chung một Tết

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/1/2013 | 3:06:14 PM

YBĐT - Trước đây, đồng bào Mông ở Trạm Tấu thường tổ chức ăn tết cổ truyền của dân tộc Mông từ cuối tháng 11 âm lịch. >>Trạm Tấu thành lập 10 đoàn công tác vận động đồng bào Mông ăn chung một tết

Việc tổ chức tết của người Mông thường kéo dài 15 – 30 ngày  gây lãng phí thời gian, tiền của, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Đặc biệt, việc ăn tết sẽ làm gián đoạn thời gian học tập ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em học sinh.

Chủ trương vận động đồng bào Mông ăn một tết cùng với tết Nguyên đán cùng với toàn thể dân tộc  rất phù hợp  với điều kiện sản xuất và học tập của các em học sinh và nhân dân. Thực hiệc chủ trương này, xã Trạm Tấu đã thành lập ban vận động đồng bào Mông ăn tết Nguyên đán.

 

  Cán bộ xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu vận động đồng bào Mông ăn chung một Tết Nguyên đán

Bằng cách triển khai gần gũi, dễ hiểu, đến nay 100% người dân các thôn bản trong xã đã hiểu, cùng nhau thi đua lao động sản xuất và đón một cái tết chung ấm cúng, yên bình với các dân tộc anh em khác.

Hiện nay, huyện Trạm Tấu  đã vận động đồng bào Mông chuyển  sang ăn tết Nguyên đán. Giờ đây vào thời điểm cận kề tết Mông, nhưng đến Trạm Tấu không còn thấy cảnh trai gái người Mông trong những bộ trang phục sặc sỡ, xúng xính xuống chợ, mà trên các triền đồi tấp nập cảnh thu hoạch sắn, ngô.

Thay đổi một tập tục đã có hàng nghìn đời, ăn sâu vào tiềm thức của người dân là việc làm không hề đơn giản. Vì vậy, huyện Trạm Tấu đã thành lập Ban vận động đồng bào Mông ăn Tết Nguyên đán do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. Các ban vận động tăng cường về cơ sở, gặp gỡ đồng bào, chia sẻ, trao đổi lắng nghe và giải thích cho đồng bào hiểu về những cái lợi khi thực hiện ăn chung một tết.

 

  Trên các triền đồi, đồng bào Mông vẫn đang tấp nập cảnh thu hoạch sắn, ngô.

Trạm Tấu cũng xác định, khi thực hiện chủ trương này, ngoài sự gương mẫu đi đầu của cán bộ, đảng viên, thì sự vận dụng uy tín của các già làng, trưởng bản, người cao tuổi  trong dòng họ có tác động không nhỏ đến thành công của cuộc cách mạng này.

Phong tục tập quán là một trong những nét văn hóa của mỗi dân tộc, tuy nhiên trải qua thời gian, với tiến trình phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, nhiều phong tục, tập quán không còn phù hợp cần phải thay đổi.

Thay đổi thời gian ăn tết là cần thiết giúp đồng bào Mông và đồng bào các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có điều kiện  hòa nhập, phát triển.  Cán bộ vui với thành công của cách mạng tư tưởng, người dân đón chờ cái tết chung đầu tiên trong niềm hân hoan phấn khởi và tin tưởng vào Đảng và Bác Hồ.

Toàn – Cường

Các tin khác

YBĐT - Làm thế nào để thu hút chị em phụ nữ tham gia vào tổ chức hội? Khi đã tham gia rồi thì phải có những hoạt động bổ ích nào để giúp chị em gắn bó với Hội? Đó là điều trăn trở của Ban chấp hành Hội Phụ nữ xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn.

Quy định mới khiến giấc mơ đại học của nhiều sĩ tử càng trở nên xa vời.

Từ ngày 7.2.2013, quy định mới về đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH vừa được Bộ GDĐT công bố sẽ có hiệu lực.

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (theo chuẩn mới) từ 50% trở lên, có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, cơ sở hạ tầng yếu và thiếu, nhất là đường giao thông từ huyện đến trung tâm xã, tới các thôn bản; các công trình thủy lợi nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp; điện sinh hoạt; trường lớp học; trạm y tế…

Nhờ có chính sách hỗ trợ cho học sinh ở bán trú nên tỷ lệ học sinh chuyên cần của Trường PTDTBT Tiểu học và THCS xã Trạm Tấu luôn đạt từ 96 - 98%.

YBĐT - Thấu hiểu những khó khăn của học sinh đang "vượt núi" học chữ mà không được hưởng chế độ, huyện Trạm Tấu đã huy động cán bộ, nhân dân và các lực lượng xã hội xây dựng "Kho thóc khuyến học". >>>Trạm Tấu khó khăn trong phát triển trường dân tộc bán trú

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục