Tiên phong hiến đất làm nghĩa trang

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/5/2013 | 2:38:07 PM

YBĐT - Được triển khai từ tháng 12/2012, Đề án "Vận động đồng bào dân tộc Mông huyện Văn Chấn (Yên Bái) thực hiện đổi mới tập quán trong việc cưới, việc tang theo nếp sống văn minh” đã thu hút 1.700 hộ đồng bào Mông ký cam kết thực hiện.

Trưởng thôn Tráng A Tu, Bí thư Chi bộ thôn  bản Lềnh Sùng A Tỉnh (thứ nhất, thứ 2 từ trái sang) bàn giao địa giới khu đất làm nghĩa trang.
Trưởng thôn Tráng A Tu, Bí thư Chi bộ thôn bản Lềnh Sùng A Tỉnh (thứ nhất, thứ 2 từ trái sang) bàn giao địa giới khu đất làm nghĩa trang.

Trong khi công tác vận động đồng bào Mông thực hiện đưa thi hài vào áo quan đang được chính quyền các địa phương tích cực triển khai thì ở thôn Bản Lềnh, xã Sơn Thịnh, Bí thư Chi bộ và Trưởng thôn đã tiên phong, tình nguyện hiến hơn 5.000m2 đất làm nghĩa trang cho dân bản.

Vượt qua quãng đường đèo dốc từ quốc lộ 32, chúng tôi tìm đến gia đình anh Sùng A Tỉnh - Bí thư Chi bộ thôn Bản Lềnh. A Tỉnh cho biết: “Trước đây, tập quán của người dân trong thôn còn rất nhiều hủ tục lạc hậu, thi hài người chết không cho vào áo quan, đám tang kéo dài 3 đến 4 ngày. Có những đám mổ hẳn một con trâu, nhiều lợn, gà vừa lãng phí, tốn kém cho các gia đình vừa ô nhiễm môi trường. Cuộc sống của người dân cứ mãi luẩn quẩn trong cái vòng quay của sự khốn khó. Có người mất đã nhiều năm mà con cháu vẫn chưa trả hết nợ”.

Trăn trở là vậy nên khi Đề án được triển khai, Bí thư Chi bộ Sùng A Tỉnh đã không quản ngại khó khăn, tận dụng tối đa thời gian rảnh rỗi vào mỗi buổi trưa, buổi tối để tuyên truyền, vận động, giải thích cho dân hiểu về ý nghĩa của Đề án đồng thời vận động, bàn bạc với Trưởng thôn Tráng A Tu nghĩ cách, tìm diện tích thích hợp để làm nghĩa trang nhân dân của thôn.

Bí thư A Tỉnh dẫn chúng tôi đến khu vực mới được quy hoạch làm nghĩa trang, một khu đất bằng phẳng cách trung tâm Bản Lềnh chưa đầy 1km với đầy đủ các điều kiện: xa nhà dân, xa nguồn nước, đảm bảo vệ sinh môi trường, thuận lợi về đường giao thông cho cả ba xóm trong thôn. Để có 5.000m2 đất này, Sùng A Tỉnh và Tráng A Tu đã phải mất nhiều thời gian vận động, làm công tác tư tưởng để hai hộ gia đình khác trong thôn chấp nhận đổi lấy 8.000m2 đất - vốn là diện tích canh tác cây ngô, sắn của chính gia đình Bí thư Chi bộ và Trưởng thôn Bản Lềnh.

A Tỉnh cho biết: “Giờ đây, gần 3ha đất canh tác của tôi chỉ còn hơn 2ha. Chúng tôi sẽ phải thay đổi phương thức canh tác, tích cực thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho cả gia đình”. “Đảng và Nhà nước đã cho người Mông rất nhiều, từ hạt giống để gieo trồng rồi con trâu, con bò để chăn nuôi thoát nghèo cũng như làm đường, trường học cho con cháu đi học, người dân đi lại...

Không có lý do gì mà tôi và nhiều hộ khác lại không hiến một phần đất của gia đình mình để phục vụ lợi ích cho xã hội, cho mỗi người dân trong thôn và cho chính bản thân mình” - anh Tráng A Tu bày tỏ.

Bản Lềnh - thôn duy nhất của xã Sơn Thịnh có 90% dân tộc Mông sinh sống, cả thôn có tới 80% số hộ thuộc diện nghèo. Song song với nhiệm vụ chỉ đạo nhân dân thay đổi tập quán canh tác, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Đề án “Vận động đồng bào dân tộc Mông thực hiện đổi mới tập quán trong việc cưới, việc tang theo nếp sống văn minh” được Ban Chỉ đạo xã Sơn Thịnh triển khai đến thôn bản, vận động người dân từng bước thực hiện theo đúng các tiêu chí đề ra.

Riêng việc chỉ đạo Bản Lềnh quy hoạch đất làm nghĩa trang nhân dân được xác định là việc làm khó khăn, trở ngại nhất bởi địa hình của thôn dốc, quỹ đất không có, người dân sinh sống nhỏ lẻ, không tập trung trong khi tư tưởng, nhận thức của người dân chưa thực sự chuyển đổi.

Ông Hà Xuân Hải - Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Sơn Thịnh cho biết: "Trăn trở của Đảng ủy xã đã được tháo gỡ chính bởi sự mạnh dạn, gương mẫu của cá nhân hai đồng chí Sùng A Tỉnh và Tráng A Tu. Tinh thần tiên phong của hai đồng chí đã giúp Sơn Thịnh sớm có điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án".

Đề án thực hiện thành công không chỉ là sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành mà rất cần sự thay đổi tư duy, nhận thức, hành động của chính những cán bộ, đảng viên dân tộc Mông như Bí thư Chi bộ thôn Bản Lềnh Sùng A Tỉnh và Trưởng thôn Tráng A Tu làm gương để đồng bào noi theo.

Ngọc Thúy

Các tin khác
Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh trả lời tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 4/5 (Ảnh: Khương Trung).

Lương thấp nhất của công chức sau cải cách tiền lương sẽ không dưới 5 triệu

Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh phối hợp với Ban giám đốc Công ty Benchmark (xã Văn Phú), Công đoàn Viên chức tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh… tổ chức chương trình “Cảm ơn đoàn viên” với nhiều hoạt động thiết thực như: tôn vinh, khen thưởng, tặng quà, tư vấn sức khỏe…

Hưởng ứng Tháng công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các cấp công đoàn tổ chức nhiều hoạt động phong phú, thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động (NLĐ).

Ban Tổ chức lễ tang và gia đình đồng chí Tiêu Đức Hội -nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hoàng Liên Sơn xin trân trọng cảm ơn:

Các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh.

Theo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, tính đến 7 giờ ngày 3-5, các bệnh viện tại TP Long Khánh đã tiếp nhận cấp cứu 469 ca ngộ độc sau khi ăn bánh mì tại cơ sở bánh mì Băng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục