Các bị can trong vụ nâng giá máy xét nghiệm COVID-19 của CDC Hà Nội đã nhận tội
- Cập nhật: Thứ tư, 6/5/2020 | 8:49:56 AM
Bộ Công an cho biết, các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội trong vụ nâng giá mua máy xét nghiệm COVID-19 và tự nguyện khắc phục hậu quả, nộp lại khoản tiền.
|
Sau vụ bắt Giám đốc CDC Hà Nội, một loạt Sở Y tế các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Thái Bình đàm phán lại với đối tác để giảm giá mua máy xét nghiệm COVID-19.
Giảm giá sâu nhất là tỉnh Quảng Ninh khi từ 8,4 tỷ đồng trong hợp đồng ban đầu, cuối cùng, qua 2 lần giảm giá, hiện số tiền để mua hệ thống xét nghiệm Realtime PCR được Sở Y tế giảm xuống 5,2 tỷ đồng. Việc đàm phán giảm giá diễn ra sau khi Bộ Công an làm việc với Quảng Ninh về việc mua hệ thống xét nghiệm từ trước đó.
Chẳng kém phần hào phóng, nhà thầu bán máy cho Sở Y tế tỉnh Quảng Nam còn chủ động giảm hẳn 2,4 tỷ đồng, sau khi chốt kèo mua bán hơn 1 tháng trời đưa mức giá hiện xuống còn 4,8 tỷ đồng. Nhưng có vẻ sự hào phóng của nhà thầu là chưa đủ, vì Giám đốc Sở Y tế tỉnh mong muốn trả lại hẳn máy cho doanh nghiệp.
Tỉnh Thái Bình cũng có một quá trình đàm phán được cho là rất thành công, khi giá mua ban đầu gần 6,5 tỷ đồng, đã dùng được nửa tháng thì tỉnh này gửi văn bản đến nhà thầu, đề nghị xem xét giảm giá với lý do là ủng hộ tỉnh. Dù đã bán đứt, nhà thầu vẫn chấp nhận giảm giá 10%.
Không có tài năng trong việc đàm phán nhưng sau vụ việc sai phạm xảy ra tại CDC Hà Nội, dư luận lại được ngỡ ngàng trước sự tài tình đi mượn máy để dùng thử như Lào Cai, Hải Phòng… Khi đồng loạt Sở y tế các tỉnh này khẳng định máy xét nghiệm COVID-19 họ đang dùng là "đi mượn" - chứ chưa phải là đã mua. |
Các tin khác
Công an tỉnh Nam Định vừa tạm giữ hình sự 3 đối tượng có hành vi cưỡng đoạt tài sản liên hoạt động hỏa táng tại tỉnh này.
Điểm nổi bật trong các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) ở Đông Cuông (Văn Yên) là công tác xây dựng, duy trì mô hình điển hình tiên tiến về ANTT.
Thời gian qua, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên người dân có nhu cầu cao về các loại mặt hàng lương thực, thực phẩm. Nắm bắt tâm lý này của người dân, tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại đã gia tăng hoạt động với nhiều thủ đoạn tinh vi.
3 khâu đột phá gồm: nâng cao chất lượng huấn luyện; nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, chấp hành pháp luật kỷ luật; tổ chức biên chế và cải cách hành chính.