4 thủ đoạn lừa đảo mà ai cũng có thể trở thành nạn nhân

  • Cập nhật: Thứ bảy, 18/6/2022 | 4:17:25 PM

Mới đây, Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Không gian mạng (VNCERT/CC) đã cảnh báo 4 thủ đoạn lừa đảo tinh vi mà ai cũng có thể trở thành nạn nhân.

Hình thức lừa đảo
Hình thức lừa đảo "Xin chào, tôi là trưởng phòng nhân sự...".

1. Giả danh CSGT, thông báo phạt nguội

Đầu tiên, kẻ gian sẽ thu thập thông tin cá nhân của bạn thông qua Facebook, Instagram, Zalo… hoặc các nền tảng mạng xã hội khác.

Sau đó chủ động gọi điện thoại đến (hoặc sử dụng robocall - hệ thống gọi tự động) và tự xưng là Cảnh sát giao thông (CSGT), thông báo bạn đã bị phạt nguội, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân và làm theo các bước hướng dẫn để đóng phạt.

Ngoài ra, kẻ gian còn sử dụng kịch bản quen thuộc là mạo danh công an, viện kiểm sát "dọa" nạn nhân có liên quan đến vụ án ma túy, yêu cầu cung cấp tài khoản, mật khẩu để phục vụ công tác điều tra.

Đối với các cuộc gọi mạo danh công an, viện kiểm sát, ngân hàng hoặc thông báo phạt nguội… bạn tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào của kẻ gian.

Khi gặp sự việc như trên, người dùng nên báo ngay cho cơ quan Công an hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự (C02) để được hướng dẫn kịp thời.

Với hình thức mạo danh cơ quan chức năng, nhiều người đã trở thành nạn nhân với số tiền thiệt hại lên đến hàng chục tỉ đồng.


Cách tra cứu phạt nguội trên website của Cục CSGT.  

2. Giả danh các sàn thương mại điện tử, tuyển cộng tác viên online

Cụ thể, nội dung tin nhắn sẽ đại loại như sau: "Xin chào, tôi là trưởng phòng nhân sự của công ty ABC đang tuyển dụng nhân viên bán thời gian. Tiền lương được trả hàng ngày, thu nhập lên đến 15-30 triệu một tháng. Công việc đơn giản và có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi. Liên hệ ứng tuyển…”.

Khi liên hệ với số điện thoại trong tin nhắn, bạn sẽ được hướng dẫn mua hàng online trên các trang thương mại điện tử (Tiki, Lazada, Shopee…) và thanh toán trước, sau đó tiền gốc và hoa hồng sẽ được chuyển ngược lại vào tài khoản ngân hàng.

Những đơn hàng đầu tiên thường có giá trị nhỏ và người dùng đều được hoàn tiền đầy đủ về tài khoản cá nhân. Do đó, nhiều người đã tin rằng công việc này là có thật và có thể kiếm được tiền từ việc mua hàng online.

Tuy nhiên, đây chỉ là chiêu trò "nhả con tép bắt con tôm” bởi lẽ các đơn hàng sau thường sẽ có giá trị cao hơn gấp nhiều lần, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Nếu làm theo hướng dẫn, bạn sẽ ngay lập tức sập bẫy của kẻ gian, chưa kể mất thông tin đăng nhập ngân hàng, dính mã độc...

3. Giả danh nhà mạng

Với thủ đoạn này, kẻ gian sẽ giả mạo nhà mạng và thông báo số điện thoại của bạn đã trúng thưởng, tuy nhiên, nếu muốn nhận giải bạn cần phải mua thẻ cào và nạp vào số tài khoản được cung cấp.

Tất nhiên, số tiền nạp thẻ sẽ không thể nào lấy lại được, bởi lẽ sau khi hoàn tất giao dịch, kẻ gian sẽ ngay lập tức chặn liên lạc.

4. Giả mạo cơ quan điện lực, cấp nước

Đối với hình thức này, kẻ gian giả mạo cơ quan cấp nước, điện lực và thông báo nhà bạn có hóa đơn chưa thanh toán. Nếu không tìm hiểu kĩ thông tin trên mạng, bạn rất dễ sập bẫy và chuyển tiền vào tài khoản của kẻ gian.

Để tránh bị lừa đảo và mất mát tài sản, bạn đọc nên thực hiện một số biện pháp sau:

- Thường xuyên cập nhật thông tin về các hình thức lừa đảo trên báo chí, mạng xã hội, cổng thông tin điện tử…

- Khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn yêu cầu đóng tiền, thanh toán hóa đơn… Người dùng nên tìm hiểu kĩ thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp trên Internet và gọi điện để kiểm chứng lại.

- Đối với các tin nhắn rác, có dấu hiệu lừa đảo, bạn không nên trả lời và làm theo các bước hướng dẫn. Thay vào đó, người dùng nên chặn tin nhắn và cuộc gọi ngay lập tức để tránh bị làm phiền trong tương lai.

(Theo Kỷ nguyên số)

Các tin khác
Trụ sở Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Chi nhánh Yên Bái nơi Quỳnh làm việc.

Ngày 17/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an thành phố Yên Bái đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Nguyễn Như Quỳnh (SN 1993), hộ khẩu tại khu 3, xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, là cán bộ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank), Chi nhánh Yên Bái về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Sở Tài chính TP Cần Thơ.

Ông Nguyễn Quang Nghị, Giám đốc Sở Tài chính đề nghị UBND TP Cần Thơ xem xét lại nội dung kết luận thanh tra đã xác định trách nhiệm của Sở về thẩm định mua sắm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày 17-6, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhóm 5 đối tượng về các tội danh "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức" và "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản".

Ngày 18-6, Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về thủ đoạn giả danh cơ quan công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng vẫn còn có người sập bẫy của các đối tượng. Đa phần nạn nhân là những người ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục