Cảnh sát đột kích bắt đường dây mua bán hoá đơn khống hàng chục nghìn tỷ đồng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 5/5/2023 | 2:16:28 PM

Cảnh sát kinh tế huy động lực lượng đột kích 9 điểm ở Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai bắt các nghi can cầm đầu bán hoá đơn giá trị gia tăng khống trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng.

Con dấu của các công ty
Con dấu của các công ty "ma" có liên quan.

Ngày 5/5, Công an TP HCM bắt tạm giam ít nhất 4 người về hành vi in, phát hành trái phép hóa đơn và Mua bán trái phép hóa đơn.

Danh tính những bị can này chưa được công bố do cơ quan điều tra đang mở rộng vụ án, làm rõ sai phạm của hàng chục công ty "ma" và những người môi giới, các đơn vị mua và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp...

Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) Công an TP HCM phát hiện đường dây mua bán hóa đơn quy mô lớn, doanh số xuất khống lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Các trinh sát xác định một nhóm người tại Sài Gòn cầm đầu, có nhiều đàn em giúp sức trong việc in, phát hành, mua bán hóa đơn trên toàn quốc.

PC03 sau đó huy động nhiều cán bộ, đồng loạt khám xét 9 địa điểm ở TP HCM, Bình Dương và Đồng Nai, bắt nhiều người; thu giữ 70 con dấu doanh nghiệp, nhiều máy móc, lượng lớn hóa đơn, chứng từ ghi khống nội dung... và nhiều tang vật khác.


Tiền tang vật cảnh sát thu giữ. 

Những nghi can cầm đầu khai, từ năm 2018 đến nay đã sử dụng CCCD, CMND của người thân và thu mua ở các tiệm cầm đồ, thành lập 59 công ty "ma". Tiếp đó, đường dây này chia nhau tìm khách hàng trên mạng, chào bán hoá đơn GTGT khống.

Khi khách đồng ý, họ trao đổi qua các ứng dụng chat bảo mật để lấy thông tin ghi khống nội dung, mức giá thỏa thuận là 1,5%-2% trên trị giá hóa đơn chưa thuế.

Theo cơ quan điều tra, chỉ tính riêng 31 công ty "ma" (trong tổng số 59 doanh nghiệp của nhóm này) đã xuất khống hơn 20.000 hóa đơn GTGT cho gần 4.000 công ty ở 35 tỉnh thành, trị giá 4.000 tỷ đồng.


Cảnh sát thu giữ tang vật liên quan đến hoá đơn GTGT khống.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Yên Bái bàn phương án đấu tranh, trấn áp tội phạm.

Quyết liệt trấn áp tội phạm hoạt động tín dụng đen, đến ngày 30/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Yên Bái đã ra quyết định khởi tố 9 vụ án hình sự; khởi tố bị can đối với 15 đối tượng về hành vi “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.

Các đối tượng Hồ Văn Tam (giữa), Phạm Khương Duy và Phạm Việt Thắng tại cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Quỳ Hợp

Hồ Văn Tam sử dụng giấy giới thiệu giả của một cơ quan báo chí, cùng 2 người khác đến các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đặt vấn đề "hợp tác" viết bài, vận động ủng hộ kinh phí.

Ngày 24/4, Công an huyện Yên Bình có công văn số: 569/TB-CAH về việc truy tìm chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (kèm theo danh sách phương tiện).

Ông Lê Tuấn Dũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra phát hiện Lê Tuấn Dũng, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Đời sống và Pháp luật, có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức nhận tiền và hứa hẹn "chạy án".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục