Vi phạm hành chính về trồng trọt bị phạt tới 100 triệu đồng

  • Cập nhật: Thứ bảy, 10/6/2023 | 8:34:45 AM

Ngày 9/6, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trồng trọt.

Nông dân thôn Giao Ngay, xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai thu hoạch cây trồng vụ đông. Ảnh (tư liệu) minh họa
Nông dân thôn Giao Ngay, xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai thu hoạch cây trồng vụ đông. Ảnh (tư liệu) minh họa

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.

Trong đó, Nghị định quy định mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50 triệu đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Cụ thể, đối với các hành vi vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng, Nghị định quy định phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi sản xuất giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán nhưng chưa tự công bố lưu hành hoặc chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận đặc cách hoặc chưa được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng đã tự công bố lưu hành hoặc đã có Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới.

Bên cạnh đó, phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với một trong các hành vi gồm: Sản xuất giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán không đúng nội dung trong Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng; Sản xuất giống cây trồng khi chưa có hoặc chưa thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng hoặc tiêu chuẩn cơ sở trong trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia.

Đối với hành vi sản xuất giống cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm bằng phương pháp vô tính không lấy vật liệu nhân giống của cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng đã được cấp Quyết định công nhận bị phạt tới 30 triệu đồng tùy theo số lượng cây giống sản xuất.

Buôn bán giống cây không bảo đảm truy xuất nguồn gốc bị phạt tới 10 triệu đồng

Đối với hành vi vi phạm quy định về buôn bán giống cây trồng, Nghị định quy định phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi là: Buôn bán giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính mà không có thông tin tự công bố lưu hành giống cây trồng hợp lệ theo quy định của pháp luật về trồng trọt; Buôn bán giống cây trồng nhưng không thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi buôn bán giống cây trồng những thông tin về địa chỉ giao dịch, tên tổ chức, cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp, điện thoại liên hệ.

Đối với hành vi buôn bán giống cây trồng (trừ giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm) không có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng, hồ sơ chất lượng lô giống cây trồng theo quy định bị phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng.

Không kiểm định ruộng giống theo quy định bị phạt tới 20 triệu đồng

Về kiểm định ruộng giống, Nghị định quy định phạt tiền từ 5 - 7 triệu đồng đối với hành vi kiểm định ruộng giống không theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp kiểm định ruộng giống.

Theo Nghị định, phạt tiền từ 7 - 10 triệu đồng đối với hành vi thực hiện kiểm định ruộng giống nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ kiểm định ruộng giống; phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi sản xuất giống nhưng không thực hiện kiểm định ruộng giống theo quy định.

Nghị định nêu rõ, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về Trồng trọt là 01 năm. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm trong các trường hợp sau: 1- Vi phạm hành chính về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng; 2- Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng; 3- Vi phạm hành chính về sản xuất, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón.

TT

Các tin khác
Đối tượng cầm đầu Trần Tiến Thành.

Ngày 9-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với 13 bị can.

Bị cáo Phạm Xuân Trường tại phiên toà (Ảnh: TAND tỉnh Quảng Ninh)

Bị cáo Phạm Xuân Trường nhận tiền của 30 người với lời hứa được mua đất giá rẻ rồi chiếm đoạt để đánh bạc trực tuyến.

Đội cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và Ma tuý Công an huyện Văn Yên họp triển khai nhiệm vụ

Văn Yên thuận lợi cả về đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đặc biệt có tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai chạy qua 8 xã trên địa bàn, có nút giao IC 14, thuận tiện cho phát triển kinh tế, nhưng cũng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đến an ninh trật tự, trong đó có tội phạm ma tuý.

Cơ quan điều tra thực hiện lệnh bắt bị can Trần Minh Hùng - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Nai.

Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Nai và các đồng phạm được xác định vi phạm nghiêm trọng trong công tác đến mức phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục