Xét xử vắng mặt nguyên Chánh thanh tra Bộ Công an

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/8/2009 | 12:00:00 AM

Ngày 6.8, lần thứ 3 TAND TP Đà Nẵng đã đưa ra xét xử vụ án "lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" đối với các bị cáo Trần Văn Thanh (thiếu tướng, nguyên Chánh thanh tra Bộ Công an), Đinh Công Sắt (nguyên thiếu tá Công an TP Đà Nẵng) và Dương Tiến (trung tá, nguyên Trưởng VPĐD Báo Công an TP.HCM tại Hà Nội) và Nguyễn

Các bị cáo tại phiên tòa
Các bị cáo tại phiên tòa

Tại phiên tòa, bị cáo Trần Văn Thanh không có mặt với lý do sức khỏe. Trước đó, ông Thanh đã có đơn xin xem xét về việc vắng mặt của mình. Luật sư bào chữa cho các bị cáo đã yêu cầu HĐXX phải hoãn phiên tòa vì sự vắng mặt của ông Trần Văn Thanh sẽ gây trở ngại cho phiên tòa. Ngoài ra, các luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Văn Thanh là Phạm Hồng Hải, Hoàng Ngọc Biên và Hoàng Huy Được, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Phi Duy Linh đề nghị thay đổi chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Thành (TAND TP Đà Nẵng) và kiểm sát viên thực hành quyền công tố Lê Thị Xuân Mai (VKSND TP Đà Nẵng) với lý do chính "những người này không vô tư, khách quan trong quá trình tham gia tố tụng, xét xử". Sau hơn 1 tiếng đồng hồ tranh luận về trình tự, thủ tục cũng như viện dẫn các điều luật liên quan, chủ tọa phiên tòa Nguyễn Thành đã bác yêu cầu thay đổi chủ tọa lẫn kiểm sát viên. Đồng thời, quyết định tiếp tục mở phiên tòa xét xử các bị cáo, dù ông Trần Văn Thanh vắng mặt.

Buổi làm việc đầu tiên vào sáng 6.8, chủ tọa phiên tòa đã tập trung thẩm vấn bị cáo Đinh Công Sắt về các mối quan hệ giữa Sắt và ông Trần Văn Thanh; những cuộc điện thoại nói chuyện giữa hai người cũng như làm rõ mối quan hệ giữa Đinh Công Sắt và Nguyễn Phi Duy Linh, mà theo Sắt khai "do anh Thanh giới thiệu và bảo có gì cứ liên lạc với Linh". Theo lời khai của Sắt, từ sự xúi giục của Linh đã dẫn ông đến con đường phạm tội: phát tán tài liệu trước ngày diễn ra bầu cử Quốc hội khóa XII, tổ chức đưa hai mẹ Việt Nam anh hùng ra Hà Nội khiếu kiện kéo dài, trốn lệnh truy nã... 

Phiên tòa này, HĐXX đã triệu tập ông Nguyễn Đình Mỹ và ông Nguyễn Thành Niên - hai sĩ quan Công an TP Đà Nẵng - đến với tư cách nhân chứng. Đây là hai người đã nhắn lời để Đinh Công Sắt tìm kiếm số điện thoại, sau đó điện trực tiếp với ông Trần Văn Thanh hẹn gặp tại Đà Nẵng vào tháng 11.2006.

Khi được hỏi về động cơ phạm tội, Đinh Công Sắt cho rằng việc mình làm đơn xin xem xét lại quyết định kỷ luật cũng như các đơn thư tố cáo lãnh đạo TP Đà Nẵng là do sự xúi giục, hậu thuẫn của Nguyễn Phi Duy Linh. Trả lời câu hỏi của luật sư Phạm Hồng Hải: "Có bao giờ ông Trần Văn Thanh trực tiếp chuyển hồ sơ, tài liệu cho anh không?", Đinh Công Sắt nói mình không nhận trực tiếp tài liệu gì từ ông Trần Văn Thanh giao cũng như việc phát tán các công văn 73, 77 (tài liệu mật của VKSND TP Đà Nẵng - PV) không có liên quan gì đến ông Thanh. Toàn bộ việc làm của mình, Sắt chỉ liên lạc và thông báo cho Linh biết và được Linh hướng dẫn. "Trong quá trình điều tra, có bao giờ cơ quan điều tra cho bị cáo đối chất với Nguyễn Phi Duy Linh không?" - luật sư Hải hỏi tiếp. Đinh Công Sắt nói: "Tôi sẵn sàng đối chất với Linh trước phiên tòa hôm nay". Về 3 đơn thư kiến nghị, tố cáo tham nhũng đối với lãnh đạo TP Đà Nẵng gửi cho các cấp, Sắt khai: có đơn là do mình viết nhưng có đơn là do Linh đưa cho Sắt, Sắt chỉ đọc qua rồi ký vào, gửi luôn.

Tại phiên xét xử buổi chiều, bị cáo Linh một mực phản cung, khai ngược lại toàn bộ những gì đã khai tại cơ quan an ninh điều tra trước đó. Một số vấn đề, Linh nói sở dĩ mình khai vậy là vì bị cán bộ điều tra mớm cung, tác động. Sau khi HĐXX cho chiếu lên màn hình các đơn thư viết tay được thu giữ tại nhà vợ cũ của Linh, bị cáo này mới thừa nhận là những đơn này do mình viết, nhưng "những nét chữ khác sửa chữa đơn thì tôi không biết". Khi tòa hỏi về mối quan hệ giữa bị cáo Linh và ông Trần Văn Thanh, bị cáo Linh nói: "Tôi với anh Thanh là người cùng quê, có bà con xa".

Cũng trong buổi chiều 6.8, HĐXX tiến hành thẩm vấn bị cáo Dương Tiến về tài liệu 73, 77 từ đâu mà có. Tiến nói: "Tôi không xúi giục Sắt phát tán tài liệu này". Khi tòa hỏi Tiến có biết gì về ông Trần Văn Thanh và Nguyễn Phi Duy Linh hay không, ông Tiến trả lời: "Tôi hoàn toàn không hề quen biết với tướng Thanh và với Nguyễn Phi Duy Linh lại càng không".

Hôm nay (7-8), phiên tòa tiếp tục.

(Theo TNO)

Các tin khác

Khoảng 19 giờ 30 phút ngày 5-8, trong quá trình tuần tra, kiểm soát tại Km9+600, quốc lộ 6A, thuộc xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình), Phòng PC17 và Công an huyện Tân Lạc phát hiện xe ô-tô Toyota INOVA, BKS 30N-9940 chạy hướng Sơn La - Hà Nội có nhiều biểu hiện nghi vấn nên ra tín hiệu dừng xe.

Tòa án nhân dân tỉnh Yên Bái xử phạt nghiêm minh các bị cáo phạm tội mua bán trái phép chất ma túy.

YBĐT - Bản án sơ thẩm số 14/2009/HSST của Toà án nhân dân (TAND) tỉnh Yên Bái, Hội đồng xét xử đã xử phạt nghiêm khắc đối với 2 bị cáo: Vùi Thị Trinh, sinh năm 1982, người dân tộc Giáy, trú quán tại bản Chin Chu Chải, xã San Thàng, thị xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu và bị cáo Lý Văn Hùng (tức Lý Hùng Dương), sinh năm 1974, người dân tộc Sán Dìu, thường trú tại thôn Gốc Thị, xã Nam Hoà, huyện

VKSND Tối cao vừa ra cáo trạng về sai phạm của Bùi Tiến Dũng (nguyên Tổng Giám đốc PMU 18). Với việc tiếp tục bị truy tố tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, ông Tổng PMU 18 có thể lĩnh thêm án tù 10-20 năm.

Do chưa hiểu biết về pháp luật nên nhiều phụ nữ Mông kết hôn sớm làm cho tình trạng tảo hôn ở vùng cao trở nên phổ biến.

YBĐT - Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành luật pháp đối với cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Song công tác này đối với đồng bào ở các xã, các huyện vùng cao vẫn còn nhiều hạn chế và gặp không ít khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục