Nguyễn Thị Hương dừng bước, Việt Nam trắng tay ở Olympic 2024

  • Cập nhật: Thứ năm, 8/8/2024 | 10:58:59 PM

Nguyễn Thị Hương dừng bước ở tứ kết đua Canoeing 200m nữ, qua đó khép lại kỳ Olympic Paris 2024 không huy chương của thể thao Việt Nam.

Tay chèo Nguyễn Thị Hương thi đấu vòng loại canoeing 200m Olympic Paris 2024.
Tay chèo Nguyễn Thị Hương thi đấu vòng loại canoeing 200m Olympic Paris 2024.

Nội dung gồm 33 VĐV chia làm năm lượt thi vòng loại, chọn ra hai tay chèo dẫn đầu mỗi lượt vào bán kết. Những người xếp sau sẽ chia làm ba nhóm thi tứ kết, tranh sáu vé vớt vào bán kết.

Nguyễn Thị Hương thi đấu ở lượt thứ tư vòng loại, với năm VĐV khác. Sau 200 m, VĐV Việt Nam về cuối với 49 giây 74. Hai VĐV dẫn đầu là Katie Vincent (Canada) và Maria Corbera (Tây Ban Nha) lần lượt cán mốc 47 giây 22 và 47 giây 74.

Thành tích của Nguyễn Thị Hương xếp thứ 25 ở vòng loại. Thành tích này chưa tốt bằng 49 giây 351, ở vòng loại Olympic canoeing – khu vực châu Á hồi tháng 4, để giúp Hương giành vé dự Olympic.

Thành tích của Nguyễn Thị Hương ở vòng loại đua canoeing 200m nữ Olympic Paris 2024.


Thành tích của Nguyễn Thị Hương ở vòng loại đua canoeing 200m nữ Olympic Paris 2024.

Lượt thi tứ kết của Hương bắt đầu lúc 17h40 hôm nay. VĐV 23 tuổi thi đấu nỗ lực để đạt thành tích tốt hơn là 49 giây 9, nhưng chỉ đứng thứ sáu và hết cơ hội đi tiếp.

Nguyễn Thị Hương kém hai vị trí dẫn đầu của Anastasiia Rybachok (Ukraine) – 47 giây 11 và Anna Kiss Agnes (Hungary) – 47 giây 13. Cô chỉ xếp trên Maria Olarasu (Moldova) – 52 giây 3, Herminia Santana (Sao Tome & Principe) – 1 phút 0 giây 28.

Thành tích của Nguyễn Thị Hương ở tứ kết đua canoeing 200m nữ Olympic Paris 2024.
Thành tích của Nguyễn Thị Hương ở tứ kết đua canoeing 200m nữ Olympic Paris 2024.

Nguyễn Thị Hương sinh năm 2001 ở Vĩnh Phúc. Từ nhỏ, Hương yêu thích môn đẩy gậy và từng giành HC vàng Hội khỏe Phù Đổng tỉnh Vĩnh Phúc khi học cấp hai. Sau đó, cô được tuyển vào Trung tâm huấn luyện và thi đấu Thể dục Thể thao Vĩnh Phúc để tập chuyên nghiệp môn vật tự do. Tuy nhiên, vật Vĩnh phúc sớm giải tán khiến Hương tiếp tục phải đổi môn sang đua thuyền, tập trung vào canoeing. Đến SEA Games 32, Hương được chọn vào đội đua thuyền truyền thống và giành ba HC vàng.

Nguyễn Thị Hương là VĐV Việt Nam cuối cùng thi đấu ở Paris 2024. Đây là kỳ Olympic không huy chương thứ hai liên tiếp của Việt Nam.

Trước đó, 15 cái tên đã dừng bước là Nguyễn Thị Thật (xe đạp), Nguyễn Huy Hoàng và Võ Thị Mỹ Tiên (bơi lội), Trần Thị Nhi Yến (điền kinh), Trịnh Thu Vinh và Lê Thị Mộng Tuyền (bắn súng), Trịnh Văn Vinh (cử tạ), Phạm Thị Huệ (rowing), Nguyễn Thùy Linh và Lê Đức Phát (cầu lông), Võ Thị Kim Ánh và Hà Thị Linh (boxing), Lê Quốc Phong và Đỗ Thị Ánh Nguyệt (bắn cung), Hoàng Thị Tình (judo).

Trong đó, Trịnh Thu Vinh là VĐV tiệm cận nhất với cơ hội cạnh tranh huy chương. Xạ thủ sinh năm 2000 đứng thứ tư chung kết 10m súng ngắn hơi nữ và thứ bảy chung kết 25m súng ngắn thể thao nữ.

(Theo Vnexpress)

Các tin khác

Vận động viên nhảy cầu Trung Quốc, Quan Hongchan được tất cả các giám khảo chấm điểm 10 ở lần nhảy đầu tiên nội dung cầu đơn 10m nữ.

Tuyển thủ Nguyễn Thị Hương là người cuối cùng sẽ thi đấu cho thể thao Việt Nam ở Olympic 2024.

Môn cử tạ không thành công do vậy Đoàn thể thao Việt Nam chỉ còn 1 tuyển thủ ở môn đua thuyền canoeing tại Olympic Paris (Pháp) 2024.

Võ sĩ Thái Lan Panipak Wongpattanakit chia vui khi thắng chung kết hạng 49kg đối kháng Taekwondo.

Thái Lan đã có Huy chương Vàng đầu tiên tại Olympic Paris 2024 nhờ chiến tích của nữ võ sĩ Panipak Wongpattanakit môn Taekwondo.

Trịnh Văn Vinh thất bại ở mức 128kg trong cả 3 lần cử giật.

Thất bại của Trịnh Văn Vinh ở hạng dưới 61kg nam môn cử tạ khiến Đoàn thể thao Việt Nam gần như trắng tay ở Olympic Paris 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục