Tour diễn châu Á Trống và tiếng hát

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/10/2013 | 2:06:03 PM

Nhân kỷ niệm 40 năm hợp tác hữu nghị ASEAN - Nhật Bản và Năm hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức chương trình hòa nhạc Trống và tiếng hát vào ngày 17-10 và 18-10-2013 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ, Ba Đình, Hà Nội.

Các nghệ sĩ tham gia biểu diễn trong chương trình Trống và tiếng hát.
Các nghệ sĩ tham gia biểu diễn trong chương trình Trống và tiếng hát.

Đây là chương trình âm nhạc đặc biệt, được dàn dựng công phu, với sự tham gia biểu diễn của 12 nghệ sĩ sử dụng nhạc cụ bộ gõ truyền thống chuyên nghiệp đến từ Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Lào, Brunei, Nhật Bản và Việt Nam. Với tên gọi Trống và tiếng hát, tour diễn sẽ diễn ra trong tháng 10, 11-2013 ở một số quốc gia và kết thúc bằng chương trình giao lưu biểu diễn tại Bunkamura Orchard Hall ở Shibuya, Tokyo vào ngày 18-12-2013, tạo điều kiện để nghệ sĩ các nước cùng lưu diễn tại 6 nước ASEAN, trình diễn và giới thiệu những nét đẹp độc đáo, đặc sắc của trống và những làn điệu dân ca mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc từng quốc gia.

 
Tham gia tour diễn này, phía Việt Nam có hai nghệ sĩ nhạc cụ bộ gõ truyền thống là NSƯT Mai Liên và NSƯT Minh Chí. Hai nghệ sĩ sẽ giới thiệu với khán giả cây đàn T’rưng, đàn bầu (độc huyền cầm), trống cái, các nhạc cụ bộ gõ của nghệ thuật chèo và nhạc cụ bộ gõ truyền thống dân tộc. Trong số các nghệ sĩ châu Á tham gia biểu diễn còn có nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc tên tuổi Tsubasa Hori của Nhật Bản (từng là thành viên trong dàn trống Kodo huyền thoại của Nhật Bản), nghệ sĩ Myanmar Pyi Kyauk Sein chơi Pattalar (một loại mộc cầm của Myanmar)…

Trước khi chương trình hợp tác âm nhạc đặc sắc này lưu diễn chính thức, các nghệ sĩ châu Á đã có 4 tuần làm việc nghiêm túc, nhiệt tình tại Thái Lan và Việt Nam (từ tháng 6 đến tháng 9-2013), để làm quen, tìm hiểu tính cách, văn hóa và định hướng sáng tạo của các thành viên trong dàn nhạc. Tour diễn được nhà soạn nhạc kiêm đạo diễn danh tiếng Nhật Bản - bà Michiru Oshima hỗ trợ và hợp tác thực hiện dàn dựng. Bà Michiru Oshima có bề dày kinh nghiệm trong nghề, từng đoạt hàng loạt giải thưởng sáng tác âm nhạc cho truyền hình, phim hoạt hình và phim truyện. Trong từng chương trình biểu diễn, khán giả các nước sẽ được thưởng thức và mở rộng sự hiểu biết về trống, bộ gõ độc đáo của các dân tộc như: Chaiyam, Sampho, Thon, Rammana (Campuchia), Hsaing Waing, Kyi Waing, Maung Hsaing (Myanmar), Ranad Ek, Poengmang Khok (Thái Lan), Kong Hang, Kong Tum (Lào), Rebana, Tar, Gendang Labik (Brunei), Wadaiko (Nhật Bản)…

(Theo SGGP)

Các tin khác
Tiết mục Đu siêu nhân đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan xiếc quốc tế Domont, Paris

Nhận lời mời tham gia Liên hoan xiếc quốc tế lần thứ 14 tại Domont Paris, Pháp năm 2013, Liên đoàn xiếc Việt Nam đã cử cán bộ, diễn viên sang tham gia và vượt qua nhiều các tiết mục khác để giành được giải vàng cho tốp tiết mục “Đu siêu nhân”.

Học sĩ Lê Duy Ứng vẽ chân dung Đại tướng năm 1993 (sách ảnh Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - NXB Thông tin & Truyền thông (2011)

Họa sĩ, nhà điêu khắc, đại tá Lê Duy Ứng đã phải bật khóc đau đớn trước sự ra đi của Đại tướng.

Một cảnh trong phim

Oscar lần thứ 86 đã thiết lập kỷ lục mới khi có tới 76 quốc gia và vùng lãnh thổ gửi phim đến tranh cử.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội đang xem xét để lựa chọn con đường nào có ý nghĩa lịch sử, có độ dài, rộng tương xứng, đảm bảo quy mô lớn, hiện đại và có vị trí quan trọng để đặt tên đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục