Đề nghị UNESCO công nhận Chầu văn là Di sản nhân loại

  • Cập nhật: Thứ năm, 7/11/2013 | 8:03:18 AM

Ông Nguyễn Văn Thư - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Nam Định cho biết Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định phối hợp với các địa phương có di sản văn hóa phi vật thể "Nghi lễ Chầu văn của người Việt" và các đơn vị liên quan triển khai các thủ tục cần thiết để xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO vinh danh "Nghi lễ Chầu văn của người Việt" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phúc đáp Công văn của Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định về việc đề nghị lập hồ sơ di sản "Nghi lễ Chầu văn của người Việt" trình UNESCO (với sự đồng tình của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng ý để tỉnh Nam Định làm đại diện cho các địa phương có nghi lễ Chầu văn xây dựng hồ sơ khoa học trình UNESCO theo quy định.

Theo ông Nguyễn Văn Thư, tỉnh Nam Định hiện có Lễ hội phủ Dầy và nghi lễ Chầu văn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đây là cơ sở để Nam Định được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao làm đại diện cho các địa phương lập hồ sơ "Nghi lễ Chầu văn của người Việt."

Xuất phát từ hình thức diễn xướng dân gian trong các lễ hội, nghi lễ Chầu văn ra đời gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo) - một tín ngưỡng dân gian của Việt Nam.

Chầu văn hay Hát văn được sử dụng trong các buổi “lên đồng” hầu Thánh. Lời văn trong Hát văn được phổ từ thơ ca dân gian, đôi khi vay mượn cả trong các tác phẩm văn thơ bác học và thường là thể lục bát, lục bát biến thể, thất ngôn, bốn chữ.

Nghi lễ Chầu văn là tổng hòa của các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, kết hợp nhuần nhuyễn trên một sân khấu “cộng đồng.”

Ở loại hình này, người ta còn thấy được sự tương tác rất lớn giữa khán giả và diễn viên.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Chuyên đề “Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới” sẽ được trưng bày tại Festival Di sản UNESCO - ASEAN lần thứ I.

Ngày 6-11, Ban tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch Đà Lạt năm 2013 (diễn ra từ ngày 27 đến 31-12-2013) cho biết: Festival Di sản UNESCO - ASEAN lần thứ I trong khuôn khổ Tuần văn hóa sẽ có sự tham gia của 10 nước ASEAN và 4 nước đối tác (Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc).

Miền quê núi.

YBĐT- Ai lớn lên chẳng có một miền quê. Miền quê ấy dù giàu hay nghèo thì cũng chẳng ai có quyền được lựa chọn giống như chẳng ai có thể tự chọn cho mình người mẹ, người cha. Mỗi miền quê đều có một nét riêng về tập quán, văn hóa và con người.

YBĐT - Cuối những năm 60 của thế kỷ trước, ở nước ta nổi lên một cậu bé mới học lớp 3 nhưng đã có nhiều bài thơ đăng trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương với những bài thơ: Mưa, Góc sân và khoảng trời, Hạt gạo làng ta, Cháu buốt ở trong tim này... Riêng bài “Hạt gạo làng ta” được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc thành ca khúc cùng tên nổi tiếng.

Ngôi làng Hà Lan” tổ chức năm 2010 tại TPHCM.

Kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao giữa VN và Hà Lan, theo đề nghị của UBND TPHCM, Tổng Lãnh sự quán Vương quốc Hà Lan sẽ tổ chức sự kiện “Ngôi làng Hà Lan” với quy mô lớn tại TPHCM từ ngày 22.11 đến 1.12.2013.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục