Lịch sử 1.300 năm của nghề bắt cá bằng chim cốc
- Cập nhật: Thứ năm, 12/12/2013 | 7:54:58 AM
Với sắc xanh - tím đầy huyền bí, những bức ảnh ấn tượng dưới đây đã ghi lại một nghề truyền thống kỳ lạ của ngư dân tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc - nghề câu cá bằng chim cốc về đêm, một nghề đã có từ hơn 1.300 năm trước.
Những người ngư dân bắt cá bằng chim cốc trên con sông Ly Giang, huyện Dương Sóc, tỉnh Quảng tây, Trung Quốc.
|
Di chuyển lặng lẽ trên sông bằng ánh sáng lập lòe của những chiếc đèn dầu cùng chút ánh tà dương cuối ngày, những người ngư dân đi bắt cá bằng chim cốc lặng lẽ đưa thuyền di chuyển yên ắng trên mặt nước.
Với sắc xanh - tím đầy huyền bí, những bức ảnh ấn tượng dưới đây đã ghi lại một nét truyền thống kỳ lạ và thú vị của ngư dân tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Cách câu cá bằng chim cốc này đã có từ hơn 1.300 năm nay nhưng dần dần nghề này biến mất, cho tới nay chỉ còn lại đa số người già gắn bó với phương pháp câu cá cổ xưa này.
Cách đánh bắt cá hiện đại, thu hoạch lớn đã khiến nghệ thuật câu cá bằng chim cốc mất dần. Mỗi ngày, khi mặt trời bắt đầu lặn, những người ngư dân già nua ở đây lại bắt đầu chong đèn, thả bè và đưa chim cốc đi bắt cá.
Cách câu cá của người dân nơi đây thật đặc biệt, họ không cần sử dụng những thiết bị câu cá thông thường, chỉ cần mang theo vài chú chim cốc, đây sẽ là những trợ thủ đắc lực giúp họ bắt được cá.
Những chú chim cốc này đều đã được huấn luyện nhiều năm, chúng sẽ tự động bay đi bắt cá và mang những chú cá sống về tận giỏ cho người ngư dân.
Để chặn trước sự tham ăn của chim cốc, người ngư dân sẽ buộc dây vào cổ của những chú chim để chúng không thể nuốt được cá.
Quang cảnh về đêm trên con sông Ly Giang thật huyền ảo, mang một vẻ đẹp dị thường khi trong buổi chạng vạng, những chiếc thuyền thắp đèn lướt trên mặt nước với bóng những chú chim cốc bay là là mặt nước.
Truyền thống bắt cá bằng chim cốc đã có tại Trung Quốc và Nhật Bản từ hơn 1.000 năm trước. Cho tới hôm nay, nghệ thuật bắt cá này đã dần mai một bởi những phương pháp tiên tiến cho phép ngư dân bắt được cá với số lượng lớn khiến người trẻ không còn mặn mà với phương pháp truyền thống.
Một ông cụ và đàn chim cốc.
Cách câu cá này đòi hỏi người ngư dân phải nắm được nghệ thuật huấn luyện và bỏ thời gian tập cho chim cốc biết cách đi săn cá và mang cá về cho chủ.
Để kiểm soát thói tham ăn có thể khiến những chú chim nuốt ngay cá vừa bắt được, những người ngư dân thường buộc dây vào cổ chim để chúng không thể nuốt được cá.
Với những con cá nhỏ, chim vẫn có thể nuốt, ngư dân cũng cho phép chúng ăn để lấy tinh thần nhưng với cá lớn, chúng sẽ không thể nuốt được và buộc phải ngậm cá trong mỏ, mang về giỏ cho chủ nhân.
Những chú chim cốc và người ngư dân có sự gắn bó thân thiết.
Một màn biểu diễn ấn tượng trên sông Ly Giang, tái hiện vẻ đẹp ma mị trên sông khi người ngư dân bắt cá trong đêm tối.
Cảnh vật hai bên bờ sông Ly Giang rất đẹp.
Trên lưu vực con sông Ly Giang, nghề bắt cá bằng chim cốc đã nổi tiếng từ lâu.
Đêm đêm, dọc con sông Ly Giang, đây đó vẫn có những bóng sáng lập lòe trên mặt nước, đó là ánh sáng từ chiếc đèn của những người đi bắt cá đêm.
Để huấn luyện được một con chim cốc biết săn cá và tự động mang cá về cho chủ phải mất hàng năm.
Các tin khác
YBĐT - Nói đến nhà sàn, chúng ta thường hình dung tới những bản làng quần tụ đầm ấm với những nếp nhà sàn thường được làm tựa lưng vào đồi núi, mặt hướng ra phía ruộng đồng hoặc cảnh trí thiên nhiên thoáng đãng, rộng rãi; vừa thể hiện yếu tố phong thủy, vừa mang vẻ đẹp bình yên, nên thơ, hữu tình.
Theo tin từ Trung tâm khoa học và Văn hóa Nga (Hà Nội), Quỹ Hỗ trợ quảng bá Văn học Việt Nam - Văn học Nga, Nhà xuất bản thế giới, Nhà xuất bản văn học, Nhà xuất bản Lokid Premium vừa cho ra mắt 5 đầu sách với các tác phẩm nổi tiếng được biên dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt và từ tiếng Việt sang tiếng Nga.
Chương trình nghệ thuật “Chào 2014”- VTV Newyear Concert , chủ đề "Tình Ca" sẽ được lên sóng chính thức vào tối ngày 1/1/2014 trên kênh VTV1 và phát lại vào lúc 13 giờ ngày mùng 2 Tết Âm lịch (1/2/2014) trên kênh VTV3.
Trong triển lãm "10 năm Điêu khắc toàn quốc lần thứ 5”, các tác phẩm đã mang hơi thở cuộc sống và ngôn ngữ điêu khắc rõ ràng hơn.