Trưng bày Mộc bản Triều Nguyễn tại Đà Lạt

  • Cập nhật: Thứ sáu, 27/12/2013 | 1:55:26 PM

Mộc bản Triều Nguyễn, đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, thành phố Đà Lạt, là một trong những khối tài liệu lưu trữ quý hiếm nhất của Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009.

Mộc bản Triều Nguyễn.
Mộc bản Triều Nguyễn.

Di sản quý hiếm

Việc UNESCO vinh danh khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn đã khẳng định tài liệu này có giá trị nhiều mặt, như phương pháp chế tác tinh xảo, đặc biệt là nội dung ghi chép, phản ánh lịch sử Việt Nam qua các thời đại, từ Hùng Vương dựng nước đến triều Nguyễn.

Ngoài ra, khối tài liệu này còn có giá trị đặc biệt khi nghiên cứu lịch sử, văn hóa của một số nước trên thế giới như Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Bồ Đào Nha...

Ông Nguyễn Xuân Hùng - Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, cho biết: “Trong khối di sản quý hiếm này còn chứa đựng nhiều tài liệu có nội dung khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là tư liệu quý, cung cấp cho giới nghiên cứu và du khách trong và ngoài nước nguồn sử liệu đáng tin cậy và phong phú khi khảo cứu về lịch sử-văn hóa Việt Nam".

Mộc bản là những bản gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược, bao gồm những ván khắc các tác phẩm chính văn, chính sử của triều Nguyễn; những ván khắc kinh điển của Nho gia và những ván khắc từ thời Nguyễn, được chuyển từ Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) về lưu trữ ở Quốc Tử Giám (Huế) vào thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị. Đây là những ván khắc dùng để in ra thành sách, được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến.

Theo sử sách ghi lại, những bản khắc in đầu tiên ở Việt Nam có từ những năm đầu công nguyên, tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) để in tài liệu kinh phật đầu tiên của Việt Nam. Những Mộc bản hiện nay còn giữ lại được, có niên đại vào khoảng thế kỷ XVII (1665), là sách 'Bách pháp Minh môn Luận trực giải,' hiện ở kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm có bản in năm 1665.

Đối với tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn, phần lớn Mộc bản được khắc vào thời nhà Nguyễn (1802-945). Nội dung của khối tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn rất phong phú và đa dạng, phản ánh mọi mặt xã hội Việt Nam trong thời kỳ phong kiến như lịch sử, địa lý, chính trị-xã hội, quân sự, pháp chế, văn hóa-giáo dục, tôn giáo-tư tưởng-triết học, văn thơ, ngôn ngữ-văn tự. Tổng cộng có 152 đầu sách với 1.953 quyển.

Số lượng tài liệu Mộc bản triều Nguyễn đang được bảo quản trong kho chuyên dụng ở Đà Lạt là 34.619 tấm, tương đương 55.320 mặt khắc Mộc bản.

Phát huy giá trị tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn

Hiện nay, Mộc bản Triều Nguyễn được bảo vệ và bảo quản rất cẩn mật. Khối tài liệu quý này được bảo vệ trong một kho chuyên dụng đặc biệt. Đồng thời, nhằm bảo quản an toàn và phát huy có hiệu quả giá trị của khối tài liệu đặc biệt quý hiếm này, hiện chúng được sao lưu, in rập ra giấy dó và số hóa có phần mềm bảo vệ và khai thác sử dụng.

Ông Nguyễn Xuân Hùng cho biết thêm, những năm qua, Trung tâm đã phát huy giá trị tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn bằng nhiều hình thức như giới thiệu quảng bá trong nước và toàn thế giới, giới thiệu qua các tạp chí, phương tiện thông tin khác.

Sau khi mở cửa đón khách, giới thiệu các phiên bản tài liệu Mộc bản, nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu.

Từ di sản quý giá này, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV cũng đã xuất bản 8 cuốn sách giới thiệu Mộc bản như sách 'Hoàng Sa và Trường Sa qua tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn-Di sản thế giới'; sách 'Mộc bản Triều Nguyễn-Đề mục tổng quan'; sách 'Khoa bảng Thăng Long-Hà Nội qua tài liệu Mộc bản'; 'Chiếu dời đô và một số kiệt tác'...

Trong những ngày diễn ra Tuần Văn hóa Du lịch Đà Lạt 2013 (từ ngày 27-31/12), du khách sẽ có thêm sự lựa chọn thú vị. Du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi đến với Phòng trưng bày tài liệu lưu trữ chuyên đề “Mộc bản Triều Nguyễn-Di sản tư liệu thế giới.” Phòng trưng bày này sẽ lần đầu tiên mở cửa đón khách tham quan kho bản gốc Mộc bản Triều Nguyễn.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Trong lần tới viện bảo tàng bảo bối tương lai Doraemon và các bạn đã thấy rất nhiều loại bảo bối khác nhau.

Doraemon là những câu chuyên ngắn gọn, dễ hiểu về chú mèo máy thông minh đến từ tương lai để giúp cậu bé hậu đậu Nobita.

YBĐT - Có lẽ người Mường xưa kia gọi chiếc bánh uôi là bánh tình yêu xuất phát từ hình thức hai chiếc bánh được gói chung một lá kết nối với nhau, hoặc là người ta dựa vào bối cảnh gói loại bánh này khi trai gái thường tụ tập nhau lại cùng làm bánh sau mỗi ngày đồng áng và qua những buổi tụ tập ấy họ cảm mến nhau, yêu nhau khi đã cùng sẻ đôi một cái bánh hoặc làm bánh để tiếp bạn trai, bạn gái ở xa đến chơi...

“Tuần Văn hóa Du lịch 2013” sẽ diễn ra từ ngày 27 đến 31/12 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại một khoảng trống không dễ lấp đầy trong tâm thức mỗi người Việt Nam. Những hình ảnh vô cùng xúc động của lễ quốc tang, của những dòng người đến viếng Đại tướng, đã trở thành một phần của lịch sử dựng xây và bảo vệ Tổ quốc và cần được gìn giữ, trân trọng cho mai sau. Tạp chí Điện ảnh Việt Nam đã khởi xướng dự án làm bộ phim tài liệu Vị tướng của nhân dân do NSƯT Nguyễn Thị Việt Nga viết kịch bản và đạo diễn với kinh phí làm phim dự kiến khoảng hơn 600 triệu đồng, do nhân dân đóng góp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục