Lần đầu tiên trình làng nhiều mẫu áo dài quý hiếm
- Cập nhật: Thứ năm, 23/1/2014 | 2:18:44 PM
Lần đầu tiên khách tham quan được thưởng lãm nhiều mẫu áo dài quý qua các thời đại tại buổi khai trương Bảo tàng Áo dài Việt Nam vào sáng 22.1.
Hiện vật áo dài của nhà quân sự Nguyễn Thị Định, may năm 1980, được bà mặc trong các cuộc họp khi bà đang giữ trọng trách Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước.
|
Nép mình nằm trong khuôn viên khu nhà vườn Long Thuận (206/19/30 Long Thuận, Q.9, TP.HCM) rộng hơn 20.000 m2, Bảo tàng Áo dài của nhà thiết kế Sĩ Hoàng thành lập thu hút người xem không chỉ bởi tính nghệ thuật, sắp đặt của không gian đậm chất kiến trúc nhà gỗ xưa cùng hệ sinh thái xanh, sạch của vùng sông nước Nam bộ mà còn bởi hàng trăm bộ áo dài quý được trưng bày trang trọng, lộng lẫy trong các gian nhà cổ.
Trưng bày tại bảo tàng có những mẫu áo dài được may đo từ những năm 1930; của nữ tướng Nguyễn Thị Định; nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình; NSND Bảy Nam; NSND Kim Cương; bộ áo dài cưới 3 đời của bà Tôn Nữ Thị Ninh (mẹ chồng, đời bà và con dâu bà) gửi tặng…
Ngoài ra, bảo tàng còn trưng bày nhiều hình ảnh áo dài xưa và nay cùng nhiều tư liệu quý về chiếc áo dài Việt Nam.
|
Được biết, bảo tàng trên được hình thành, hoạt động theo đề nghị của nhà thiết kế Lê Sĩ Hoàng và đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM trình UBND TP.HCM.
Ông Trần Vũ, đại diện Bảo tàng Áo dài cho biết nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã dành tiền mua 20.000 m2 đất tại quận 9 (TP.HCM) từ năm 2002, xây dựng nên Nhà vườn Long Thuận với ý tưởng sẽ biến nơi đây thành một trung tâm văn hóa nghệ thuật đặc sắc về kiến trúc, ẩm thực, biểu diễn áo dài truyền thống. Quá trình xây dựng Bảo tàng Áo dài mất khoảng 8 năm.
Trước mắt, nơi đây mới hoàn thiện xong khu trưng bày áo dài và gian bán đồ lưu niệm. Các khu vực khác sẽ được tiến hành dần trong năm tới. Bảo tàng mang tính chất phục vụ cộng đồng là chính nên việc thu phí chỉ nhằm mục đích tái đầu tư, duy trì hoạt động với giá dự tính 100.000 đồng/khách du lịch, 30.000 đồng đối với người khuyết tật, miễn phí cho người già, trẻ em.
|
|
|
|
|
|
|
Các tin khác
Hình tượng Táo quân đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian của nhiều nước Châu Á từ lâu. Theo quan niệm truyền thống, ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép lại tất cả những việc làm tốt xấu của con người trong năm cũ.
Nhân dịp đón Xuân Giáp Ngọ Đài TH KTS VTC thực hiện Cầu truyền hình với chủ đề “Xuân đã về” vào đêm giao thừa. Đây là chương trình đặc biệt kết nối các vùng miền cả nước trong một cảm xúc Xuân dâng trào.
YBĐT - Đã qua cái thời tiếng hát át tiếng bom, phong trào ca hát phát triển rộng khắp các làng quê Hán Đà, Yên Bình, Yên Bái đã tạo ra một sức sống mới khiến người ta thấy yêu hơn cuộc sống này, gắn bó hơn với người quê và đồng đất quê mình...