Bám dân để bảo tồn văn hóa
- Cập nhật: Thứ tư, 5/2/2014 | 9:02:27 AM
YBĐT - Đồng bào dân tộc thiểu số ở Lục Yên chủ yếu là người Tày, Nùng, Dao. Từ xưa bà con vẫn thường cư trú thành những làng bản khá thuần nhất một dân tộc. Bởi vậy, kiến trúc nhà ở, ngôn ngữ và các loại hình văn hóa dân gian của mỗi tộc người thường giữ được những nét đặc thù riêng. Hơn nữa, văn hóa Tày, Nùng, Dao ở đây mang sắc thái của khu vực Đông Bắc - một trung tâm cư trú lớn nhất của đồng bào Tày, Nùng, Dao ở Việt Nam nên vùng Lục Yên từ lâu cũng được coi là một vùng văn hóa cổ khá đặc sắc.
Cô gái Lã Thị Ưu ở tuổi thiếu niên đã thuộc hàng chục bài dân ca Tày Nùng.
|
Tuy vậy, vài chục năm về trước, xu hướng mở trong đời sống kinh tế - xã hội khiến cho giao lưu văn hóa giữa các vùng miền trong nước, từ nước ngoài du nhập vào được đón nhận rất hào hứng ở vùng nông thôn khiến cho chủ nhân của vùng văn hóa Tày, Nùng, Dao ở đây có phần đã xao nhãng việc duy trì, phổ biến và bảo tồn vốn văn hóa dân gian. Bởi vậy, có ngồi trong những đám cưới của đồng bào dân tộc ở Lục Yên hai chục năm về trước thì suốt đêm cũng chỉ nghe tiếng loa mở hết công suất các loại nhạc Tây, nhạc Hoa.
Gần 20 năm về trước, mỗi lần tỉnh tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng thì Lục Yên luôn là đoàn mạnh nhất và gây nhiều ngạc nhiên cho ban tổ chức cùng các đoàn bạn bởi các tiết mục văn nghệ dân gian luôn mới và đặc sắc của mỗi dân tộc. Ngay cả những liên hoan gần đây nhất, đoàn Lục Yên vẫn giữ được phong độ của mình. Hơn thế, huyện không ít lần tham gia các hội diễn khu vực và đã đoạt được giải cao. Có được kết quả ấy là bởi cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện đã xác định rõ, văn hóa dân gian sinh ra ở vùng nông thôn thì phải bám vào dân để bảo tồn và phát triển. |
Thanh niên uống rượu xong thì quay cuồng với các điệu nhảy bốc lửa, còn lại ngày thường, đêm đêm người dân thường tụ tập đến nhà ai có đầu video để xem phim hành động. Người già có dịp được tụ tập với nhau, nhớ lại hay kể cho nhau hoặc hát những khúc dân ca trong nghi lễ cưới hỏi, hội hè thì lớp trẻ dửng dưng không để ý, thậm chí có người còn cho đó là lạc hậu, quê mùa. Vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo phải coi việc duy trì, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống là điều thiết thực và cấp bách.
Các phong trào: “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”; phong trào xây dựng làng văn hóa gắn với các tiêu chí bảo tồn văn hóa truyền thống, đặc biệt từ khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, đã thực sự tạo động lực vô cùng quan trọng để tập hợp, định hướng mọi người, mọi nhà và toàn bộ hệ thống chính trị cùng chung nhiệm vụ bảo tồn văn hóa.
Gần 20 năm về trước, mỗi lần tỉnh tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng thì Lục Yên luôn là đoàn mạnh nhất và gây nhiều ngạc nhiên cho ban tổ chức cùng các đoàn bạn bởi các tiết mục văn nghệ dân gian luôn mới và đặc sắc của mỗi dân tộc. Ngay cả những liên hoan gần đây nhất, đoàn Lục Yên vẫn giữ được phong độ của mình. Hơn thế, huyện không ít lần tham gia các hội diễn khu vực và đã đoạt được giải cao. Có được kết quả ấy là bởi cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện đã xác định rõ, văn hóa dân gian sinh ra ở vùng nông thôn thì phải bám vào dân để bảo tồn và phát triển.
Thiếu nữ Tày với cây đàn tính.
Từ quan điểm đó, công tác chỉ đạo luôn đặt trọng tâm phải đẩy mạnh tuyên truyền để mỗi người dân hiểu rõ văn hóa dân gian là nguồn tài sản quý của mỗi dân tộc. Mỗi thế hệ đều phải cảm thụ được nét hay nét đẹp mà cha ông đã tạo dựng từ biết bao đời nay. Cái đẹp, cái hay phải nhân lên thành niềm tự hào của mỗi dân tộc để hình thành ý thức tự nguyện trong trách nhiệm bảo tồn.
Cùng với tuyên truyền, Lục Yên đã coi trọng các yếu tố hạt nhân trong bảo tồn văn hóa. Đó chính là việc chỉ đạo xây dựng mỗi xã một đội văn nghệ quần chúng, nhiều xã còn xây dựng được đội văn nghệ của các thôn. Nhiều xã, thôn đã thành lập được các câu lạc bộ hát Then, đàn tính. Hạt nhân thứ hai là phát huy vai trò của các nghệ nhân văn hóa và những người yêu thích văn hóa dân gian và thực tế cho thấy đối tượng này đã góp phần vô cùng quan trọng.
Chúng tôi đã được tiếp xúc với các nghệ nhân dân gian như ông Hoàng Nừng ở thị trấn Yên Thế - một người rất am hiểu văn hóa dân gian Nùng và giỏi truyền dạy, biểu diễn dân ca, dân nhạc, dân vũ; bà Tăng Thị Bộ là người Nùng ở xã Minh Xuân cũng đang giữ vốn, truyền dạy hàng trăm bài hát Tày, Nùng; ông Triệu Tiến Vạn ở xã Phúc Lợi được coi như người giữ hồn dân ca người Dao đỏ; bà Triệu Thị Nhậy người Dao cũng cùng ở Phúc Lợi rất nhiệt tình trong phong trào sưu tầm biểu diễn văn nghệ dân gian dân tộc Dao; ông Hoàng Quang Nhạn - người Tày ở xã Mường Lai vừa am hiểu vốn văn hóa Tày vừa nhiệt tình trong gây dựng phong trào bảo tồn văn hóa của, xã huyện.
Đặc biệt là, thương binh Nguyễn Văn Quy là người Kinh dù sức yếu nhưng vẫn miệt mài tự bỏ tiền, thời gian sưu tầm văn hóa dân gian các dân tộc Lục Yên để làm nên bộ sự tập cả nghìn file ảnh, hàng trăm clip, ghi âm các loại hình văn hóa dân gian các dân tộc ở Lục Yên rồi trao tặng nguồn tư liệu cho ngành văn hóa. Tất cả những người con yêu văn hóa dân tộc này đều làm việc với tinh thần tự nguyện, không đòi hỏi thù lao.
Phần thưởng lớn nhất của họ là đã tạo dựng được những gương mặt trẻ như Mai Thị Hồng Chắn biết hát dân ca Tày, Nùng từ khi bảy, tám tuổi và nay ngoài ba mươi tuổi đã được ví như một nghệ nhân dân gian. Cô bé Lã Thị Ưu - cháu nội bà Tăng Thị Bộ cũng biết hát dân ca khi mới 6, 7 tuổi và nay mới vào tuổi thiếu niên đã nhớ được hàng chục điệu hát Then…
Phần thưởng của quý giá mà họ nâng niu trân trọng chỉ đơn giản là cây đàn được tặng khi lãnh đạo địa phương đến thăm hỏi động viên và gửi gắm ở họ trách nhiệm bảo tồn văn hóa hóa; những tấm giấy khen, bằng khen của tỉnh, huyện tôn vinh những cống hiến của mình.
Để rồi, những cống hiến của họ đã cụ thể hóa được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phát huy ngoại lực đưa Lục Yên thực sự là điểm sáng trong bảo tồn văn hóa dân gian. Vốn quý ấy sẽ là động lực tinh thần mạnh mẽ của người Lục Yên hòa vào nhịp sống hiện đại xây dựng quê hương vùng cao ngày càng giàu mạnh.
Hoàng Nhâm
Các tin khác
YBĐT - Yên Bái hiện có các nhóm Mông hoa, Mông trắng, Mông đỏ, Mông đen chung sống. Tuy tiếng nói khác nhau đôi chút nhưng thủ tục cưới hỏi căn bản giống nhau. Đối với đồng bào Mông, chuyện cưới xin thường diễn ra vào mùa xuân bởi họ quan niệm, mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi, nảy nở và con người cũng không nằm ngoài quy luật đó của tự nhiên. Hơn nữa, mùa xuân là mùa thảnh thơi, ít công việc đồng áng nên anh em, họ hàng, bạn bè có thời gian đến chung vui.
YBĐT - Nhà anh Vì Văn Tiềng lên nhà mới, bản Loọng, xã Nghĩa Sơn lại có thêm ngôi nhà sàn 4 gian khang trang khiến mọi người đều vui mừng. Vì thế, bữa cơm mừng của gia đình anh Tiềng, nhà nào trong bản cũng có người đến chúc mừng. Sau lễ thắp hương, lên mâm cúng tổ tiên, anh mời bà con cùng nâng chén rượu, mừng anh đã có mái ấm vững chãi đi về. Rượu từ chai nghiêng đầy các chén. Bữa liên hoan có thịt lợn đen nuôi, có gà thả vườn, cá từ dòng suối khe. Cả bản đến đông vui, tiếng cười xen lẫn lời mời làm ngôi nhà rộn rã trong hơi men nồng ấm.
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh thời gian tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 11/2/2014 thay cho ngày 22/2/2014.
YBĐT - Hòa trong không khí tưng bừng của những ngày Tết Giáp Ngọ và kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2014), tối ngày 3/2, Trung tâm Văn hóa tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật quần chúng với chủ đề “Đảng cho ta cả một mùa xuân”.