Đồng bào dân tộc tổ chức lễ hội chào mừng sự kiện IPU-132
- Cập nhật: Thứ sáu, 27/3/2015 | 2:09:45 PM
Sáng nay (27-3), tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam diễn ra nhiều hoạt động văn hóa tái hiện một số lễ hội của đồng bào dân tộc Việt Nam.
|
Đây là hoạt động nằm trong sự kiện "Đêm hội đoàn kết nghị viện", thuộc khuôn khổ các hoạt động của Đại Hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới và các hội nghị liên quan lần thứ 132 (IPU-132) tại Việt Nam.
"Đêm hội đoàn kết nghị viện" do Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tổ chức diễn ra từ ngày 27 đến 29-3, với mục đích giới thiệu với bạn bè quốc tế về những giá trị văn hóa tiêu biểu, phong phú, đa dạng của văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam.
Trong sự kiện này, Ban tổ chức đã huy động khoảng 500 người thuộc 26 dân tộc đến từ 15 tỉnh, thành phố, là đại diện già làng, trưởng bản, nhân sĩ trí thức, nghệ nhân của các cộng đồng dân tộc Mông, Thái, La Ha (Sơn La), Dao (Tuyên Quang), Tày, Nùng (Lạng Sơn), Mường (Hòa Bình), Kinh (Bắc Ninh), Sán Chay (Bắc Giang), Ê đê, Ba Na, Gia Rai (Đắc Lắk); dân tộc Lô Lô, Pà Thẻn, Pu Péo (Hà Giang); dân tộc Hà Nhì, Phù Lá, Giáy (Lào Cai)...
Sáng nay, những hoạt động đầu tiên của "Đêm hội đoàn kết Nghị viện" diễn ra với 4 lễ hội đầu năm của dân tộc Mường (Hòa Bình), Nùng (Lạng Sơn), Mạ (Lâm Đồng), Ê đê (Đắc Lắc).
Tái hiện Hội Sắc bùa tại khu nhà Mường, các nghệ nhân của dân tộc Mường đến từ xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) đã mang đến một không gian đậm nét văn hóa của ngày xuân.
Nghệ nhân Bùi Văn Ểu, Trưởng đoàn nghệ nhân dân tộc Mường (Hòa Bình) lý giải về Hội sắc bùa: cứ đến Tết, ở mỗi xã trong cộng đồng người Mường lại lập một hội phường bùa (từ 8-12 người) ăn vận đẹp, biết chơi cồng chiêng để đi đến từng nhà chúc tết. Sau khi được gia chủ mời vào nhà, phường bùa sẽ vào nhà biểu diễn cồng chiêng và chúc Tết gia chủ. Gia chủ cũng chúc Tết lại rồi mang rượu cần, bánh Uôi (có nghĩa là bánh Tình yêu - loại bánh làm bằng bột nếp, gói lá chuối do phụ nữ trong nhà làm từ đêm hôm trước) để tiếp phường bùa. Khi phường bùa chào gia chủ ra về, chủ nhà sẽ trút bánh Uôi vào giỏ như là món quà nhỏ đầu năm với ý nghĩa chúc cho mọi người đều no ấm, may mắn đầu năm.
Theo nghệ nhân Bùi Văn Ểu, Hội Phường bùa là một trong những tục lệ đẹp trong văn hóa đầu xuân của dân tộc Mường vẫn còn được đồng bào gìn giữ. Ở đó, người Mường đã giới thiệu được nét đẹp trong văn hóa ứng xử, văn hóa cồng chiêng, những sản vật nông nghiệp đặc trưng. Vì tính đặc sắc của lễ hội mà các nghệ nhân dân tộc Mường muốn giới thiệu đến các vị khách quốc tế trong khuôn khổ sự kiện IPU-132 diễn ra tại Việt Nam.
Tại không gian văn hóa của dân tộc Nùng, "Lễ hội Cầu mùa" được tái dựng lại với nhiều hoạt động phong phú như múa lân, bày mâm quả, tế lễ cầu mùa, ném còn...
Thầy mo Hoàng Văn Cải, dân tộc Nùng (Lạng Sơn) cho biết, lễ hội này được tổ chức ngay sau Tết với dụng ý cầu mong mùa màng tốt tươi, người dân no đủ, may mắn...
Sau những hoạt động văn hóa của một số dân tộc diễn ra vào ngày 27-3, ngày 28-3 tiếp tục diễn ra các hoạt động văn hóa đặc sắc. Ngày 29-3, đồng bào dân tộc tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tiếp tục biểu diễn những lễ hội đặc sắc phục vụ các đại biểu, lãnh đạo trong nước và quốc tế.
(Theo HNMO)
Các tin khác
Ngày 26/3, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa-Xã hội (ASCC) lần thứ 13 đã diễn ra tại Malacca, với sự tham dự của các bộ trưởng/trưởng đoàn phụ trách trụ cột Văn hóa-Xã hội của 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh.
Sáng 26/3, Trung tâm báo chí IPU-132 đã chính thức khai trương tại tầng 3 Trung tâm Hội nghị quốc gia, với sự tham dự đông đảo của các cơ quan thông tấn báo chí.
Chiều 25/3, ông Nguyễn Quang Vinh, Phó trưởng ban Tem bưu chính Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) cho biết, bộ tem của Việt Nam sẽ được 10 nước trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phát hành chung ngày 8/8 để chào mừng sự kiện chính thức ra đời Cộng đồng ASEAN cuối năm 2015.
Ban nhạc Raggabund sẽ đại diện cho một nước Đức rực rỡ sắc màu và đa văn hóa, góp phần làm sôi động cho Lễ hội Đức tại Việt Nam.