UNESCO công nhận thêm 2 di sản tư liệu thế giới của Việt Nam
- Cập nhật: Chủ nhật, 5/6/2016 | 8:15:06 AM
"Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” và “Mộc bản trường học Phúc Giang” đã được Ủy ban chương trình Ký ức Thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (MOWCAP) chính thức công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới vào ngày 19/5/2016 tại Hội nghị lần thứ 7 được tổ chức tại thành phố Huế (Việt Nam).
Hội nghị lần thứ 7 của MOWCAP tại thành phố Huế (Việt Nam).
|
Hai hồ sơ của Việt Nam đăng ký năm nay là “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” và “Mộc bản trường học Phúc Giang” (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” là một di sản tư liệu thể hiện tư tưởng của các vị vua triều Nguyễn (1802-1945) về lịch sử, độc lập dân tộc, văn hóa, quan niệm trị quốc, dân sinh.
Theo nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa, “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế” là một loại hình nghệ thuật trang trí đặc biệt. Đây là nơi “xuất bản” và “lưu trữ” tư liệu độc đáo và riêng có tại Cố đô Huế. “Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế”, với gần 3.000 họa tiết trang trí thơ văn, là di sản quý giá, không thấy xuất hiện ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới; với sự phong phú đa dạng về nội dung, thể hiện trên nhiều chất kiệu khác nhau như gỗ, đá, đồng, pháp lam, khảm sành sứ, sơn son thếp vàng….
“Mộc bản trường học Phúc Giang” (hay còn được biết đến với tên gọi Mộc bản Trường Lưu) là các tư liệu đươc khắc trên bản gỗ thị khá tinh xảo, thư pháp đẹp, chứ đựng nhiều thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế xã hội, sự giao lưu giữa các dòng họ, hiện đang được lưu trữ tại Phúc Giang thư viện thuộc dòng họ Nguyễn Huy, từ năm 1758-1788.
Như vậy, đến nay Việt Nam có tất cả 6 Di sản Tư liệu thế giới gồm: Mộc bản triều Nguyễn, Bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê – Mạc, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và Mộc bản trường học Phúc Giang tỉnh Hà Tĩnh.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Khoảng 75 nghệ sĩ sẽ tham gia vào sự kiện tôn vinh nghệ thuật thuật đương đại lớn nhất từ trước đến nay tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
YBĐT - Thuở nhỏ, khi đến tết Đoan Ngọ vào ngày mùng 5/5 Âm lịch mà dân ta quen gọi là "Tết giết sâu bọ", bọn trẻ chúng tôi thường hỏi người già, vì sao lại gọi là tết giết sâu bọ?
Tháng Năm, thấy phập phồng trong lồng ngực một cảm giác rất lạ: nhoi nhói, hồi hộp, lặng im và mằn mặn. Ai đó nhắc nhỏm mùa chia tay. Không, không, chẳng phải chia tay đâu, đúng vậy chứ? Vậy nên, cố gắng đặt bút viết cho một tháng Năm mùa ở lại...
Ngày 1/6, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động cuộc thi ảnh về đề tài “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới”.