Xây dựng hồ sơ bảo tồn văn hóa Óc Eo là Di sản văn hóa thế giới

  • Cập nhật: Thứ tư, 26/4/2017 | 12:51:54 PM

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Nghiên cứu khu di tích khảo cổ học Óc Eo-Ba Thê, Nền Chùa" nhằm đánh giá những thành tựu nghiên cứu khoa học cơ bản nhất, về văn hóa Óc Eo trên nhiều phương diện kể từ khi phát hiện cho tới nay.

Những hiện vật khảo cổ thuộc nền văn hóa Óc Eo.
Những hiện vật khảo cổ thuộc nền văn hóa Óc Eo.

Phát biểu tại Hội thảo, giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cho biết Óc Eo là một nền văn hóa khảo cổ lâu đời và nổi tiếng ở vùng Nam Bộ của Việt Nam, đây là nền văn hóa gắn liền với lịch sử của vương quốc Phù Nam, một bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc Việt Nam.

Không gian phân bố của nền văn hóa Óc Eo vô cùng rộng lớn, bao gồm phần lớn vùng châu thổ sông Mekong miền Nam Việt Nam. 

Những phát hiện khảo cổ học cho thấy, văn hóa Óc Eo không chỉ giới hạn trong vùng thấp, trũng phía Tây sông Hậu, nền văn hóa này bao trùm rộng khắp đồng bằng Nam Bộ, từ Tứ giác Long Xuyên đến U Minh thượng, Đồng Tháp Mười, đồng bằng Tây sông Hậu, vùng Giồng Cát và ven biển Tây Nam Bộ, thềm phù sa cổ Đông Nam Bộ đến tận Nam Tây Nguyên (vùng Cát Tiên-Lâm Đồng).

Trên cơ sở từ quá trình phát hiện, nghiên cứu văn hóa khảo cổ tiền sử, sơ sử ở miền Đông và Tây Nam Bộ, các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đều khẳng định Óc Eo-Ba Thê là một khu đô thị, một trung tâm kinh tế-văn hóa lớn của văn hóa Óc Eo-Phù Nam, Nền Chùa được xem như một cảng thị quan trọng, là nơi xuất nhập hàng hoá cho đô thị Óc Eo và các thị tứ trong vùng Tứ giác Long Xuyên.

Từ kết quả nghiên cứu ở thời kỳ sau năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã có các nhận định văn hóa Óc Eo được tạo dựng nên ở vùng châu thổ thấp trũng sông Cửu Long, trên thực tế là nhờ một phần quan trọng ở những nỗ lực sáng tạo của chủ nhân văn hóa Đồng Nai.

Óc Eo không phải đã mọc lên trên một vùng hoang vắng không dân cư, mà khu vực này đã là một điểm tụ cư từ rất sớm, ít ra là từ hậu kỳ đá mới hay sơ kỳ thời đại kim khí. Những chiếc rìu hay bôn bằng đá, có vai hoặc tứ giác, tìm thấy ở Óc Eo và các địa điểm như Đá Nổi, Núi Sập...

Tại Hội thảo, các đại biểu tập trung vào các vấn đề tập trung khai quật, nghiên cứu khảo cổ học khu di tích Óc Eo-Ba Thê và Nền Chùa, trên cơ sở nghiên cứu so sánh làm rõ giá trị về văn hóa Óc Eo ở Nam Bộ, đồng thời đề xuất xây dựng hồ sơ quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đề cử UNESCO xem xét công nhận vùng không gian văn hóa Óc Eo-Ba Thê và Nền Chùa, là Di sản văn hóa Thế giới.

Óc Eo là nơi nhà khảo cổ Luis Malleret thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ của Pháp (École Française d'Extrême Orient) tiến hành khai quật khảo cổ đầu tiên vào năm 1944.

Sau ngày đất nước thống nhất, các nhà khảo cổ, nhà khoa học Việt Nam và quốc tế tiếp tục khai quật, nghiên cứu thêm hàng loạt di chỉ ở đây, nhiều nơi khắp Nam Bộ và đã phát hiện thêm vô số di chỉ, di vật cổ quý giá.

Những thực thể và các di chỉ khảo cổ này được xếp thuộc nền văn hóa có tên gọi Óc Eo, do Óc Eo là nơi phát hiện đầu tiên và có nhiều di chỉ đặc trưng, tiêu biểu nhất của nền văn minh Phù Nam.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Hạng mục Nhà sản xuất của năm thuộc về nhạc sĩ Khắc Hưng.

Tối 25-4, Báo Thể thao và Văn hóa tổ chức lễ trao giải Âm nhạc Cống hiến lần thứ 12 - 2017 tại Nhà hát TPHCM.

Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về VHNT dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 19/5 tới đây tại Nhà hát Lớn, Hà Nội.

Các đại biểu tham quan triển lãm

Chiều 24-4, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã khai mạc triển lãm "Đại tướng Văn Tiến Dũng - Cuộc đời và sự nghiệp" nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Đại tướng (2/5/1917 - 2/5/2017) tại phòng trưng bày của Bảo tàng - số 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Trùng tu đoạn đường dẫn mới được phát hiện dưới sự giám sát của chuyên gia Ấn Độ.

Ông Phan Hộ, Trưởng Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cho biết nhóm chuyên gia Ấn Độ và cộng sự người Việt Nam đang thực hiện đợt cao điểm khai quật, đưa ra các giải pháp cụ thể để trùng tu khu vực tháp K, tháp H trong vùng lõi quần thể Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục