Lễ hội đình Khả Lĩnh, xã Đại Minh (Yên Bình)

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/2/2018 | 10:25:05 AM

YBĐT - Sáng 22/2 (tức mồng 7 tháng Giêng Âm lịch), nhân dân vùng bưởi Khả Lĩnh đã mở hội Đình Khả Lĩnh để tưởng nhớ công ơn vị thành hoàng Thượng đẳng thần Cao Sơn Đại vương đã có công khai đất mở làng.

Đình Khả Lĩnh là một trong những di tích lịch sử, di tích có kiến trúc độc đáo được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, đình được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh tháng 7 năm 2004. 
Theo sử sách, ông tổ của làng Khả Lĩnh xưa là Nguyễn Viết Lãng - quan tải lương thành Bầu dưới triều Mạc. Trên đường tải lương từ thành Bầu về kinh đô, đến Đoan Hùng, nghe tin triều Mạc sụp đổ, quan tải lương đã dừng chân bên bờ sông Chảy lập làng sinh sống. Làng Khả Lĩnh có từ đó. Khi ông mất, để tưởng nhớ công khai hoang lập địa, dân làng đã lập đình thờ và tôn tướng quân là Thành Hoàng thượng đẳng thần Cao Sơn Đại vương.


Lễ tế tại Đình Khả Lĩnh.

Cũng vào năm đó, hạn hán kéo dài, người dân trong làng đổ đi khắp nơi tìm nước, đến một cánh đồng rộng thấy có một mô đất hình mỏ cò cỏ mọc xanh tốt, bỗng có đôi cò trắng từ đâu tới lượn quanh rồi bay vút lên trời cao. 

Thấy sự lạ, mọi người cho là điềm lành nên làm lễ xin được đào giếng ở đó. Khi vừa đặt những nhát cuốc đầu tiên thì nước dưới lòng đất trong vắt chảy ra tưới mát cả một vùng. Mảnh đất hạn hán bỗng xanh tươi trở lại. Từ đó dân làng gọi đây là giếng Mỏ Cò và chỉ lấy nước phục vụ cho việc tế lễ. Mạch nước từ đây đã mang lại những mùa màng bội thu, cho bưởi Khả Lĩnh bao đời thơm ngon.




Nước dâng tế thành hoàng làng được lấy từ giếng Mỏ Cò.



Người dân thắp hương tại Đình Khả Lĩnh.

Màn trống hội diễn ra tại sân đình.

Lễ hội Đình Khả Lĩnh được tổ chức hai lần trong năm. Mùa xuân vào ngày 6 và 7 tháng Giêng và mùa thu ngày 11 và 12 tháng 8 âm lịch.

Phần lễ bắt đầu vào buổi sáng với nghi lễ rước nước từ giếng Mỏ Cò vào đình để tế lễ. Sau khi dâng nước lên Thành Hoàng là lễ dâng hương, dâng rượu và dâng lễ vật. Lễ dâng cúng bao giờ cũng có hương hoa bưởi và quả bưởi đẹp nhất được dân làng lựa chọn để dâng lên Thành Hoàng làng. 

Phần hội với màn biểu diễn trống hội và múa lân hết sức sôi động cùng các hoạt động thi đấu thể thao của nhân dân các thôn và học sinh các trường học trong xã.

Một số hoạt động thi đấu thể thao tại lễ hội: 






Lễ hội đình Khả Lĩnh không chỉ là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân thôn Khả Lĩnh mà còn gắn liền với nguồn gốc giống bưởi đặc sản của vùng, ngày nay bưởi cũng là nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây.

Minh Huyền – Hoài Văn

Các tin khác
Cổng chính vào Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Tối 17/4, tại sân khấu Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hội tụ non sông”, chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Chương trình nghệ thuật sử thi

Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Các đại biểu tham gia chương trình.

Chiều 16-4, tại trụ sở Hội Nhà báo Việt Nam (phố Dương Đình Nghệ, Hà Nội), Hội đồng Giải Báo chí quốc gia đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023. Đáng chú ý, sau khi tiến hành sơ loại, có 1.827 tác phẩm đủ điều kiện tham gia Giải Báo chí quốc gia kỳ này.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại phiên họp.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Sở Tài chính sớm có văn bản hướng dẫn xây dựng về kinh phí, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo đúng đủ kinh phí cho hoạt động kỷ niệm; các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng tối 10/10/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục