Khai hội xuân chùa Ba Vàng
- Cập nhật: Thứ sáu, 23/2/2018 | 4:44:20 PM
Sáng 23/2 (tức mùng 8 Tết Âm lịch), hàng nghìn tăng ni phật tử và du khách đã tham gia Lễ khai hội chùa Ba Vàng năm 2018.
Lễ khai hội chùa Ba Vàng được tổ chức thường niên từ năm 2015 vào mùng 8 Tết âm lịch.
|
Chùa Ba Vàng có tên là Bảo Quang Tự cao 340m so với mực nước biển được xây năm Ất Dậu, triều Lê Dụ Tông vào năm 1706. Bia đá nơi đây còn lưu dấu vị thiền tổ khai sáng chùa là Đại Thiền Sư thuộc hệ Trúc lâmYên Tử, tên ngài là Mahasamôn - Tuệ Bích Phổ Giác.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, biến động của thời gian cũng như sự huỷ hoại của thiên nhiên, chùa gốc hiện không còn. Năm 1988, chùa được trùng tu tôn tạo bằng gỗ. Đến năm 1993 chùa được xây dựng lại để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo và tín ngưỡng của nhân dân địa phương.
Đầu năm 2014, chùa Ba Vàng khánh thành ngôi Đại hùng bảo điện và trở thành ngôi chùa có chính điện trên núi lớn nhất Đông Dương. Hiện chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị về lịch sử và văn hoá nghệ thuật với những di vật được tìm thấy bằng đá, gốm sứ có niên đại từ thế kỷ XIII, XIV.
Từ năm 2015, lễ khai hội chùa Ba Vàng được tổ chức thường niên vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch. Sau màn biểu diễn màn múa lân sư truyền thống, màn trống hội cùng các nghi lễ truyền thống được tổ chức trang trọng cùng với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc còn có các hoạt động khác như: lễ dâng hương, lễ cầu Quốc thái dân an…
Ông Phạm Tiến Đạt, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Uông Bí, Trưởng ban tổ chức Lễ hội Xuân chùa Ba Vàng cho biết: "Trong năm 2017, với sự công đức vô lượng của nhân dân, du khách và Phật tử xa gần, Nhà chùa đã tiến hành trải nhựa tuyến đường lên chùa đảm bảo an toàn giao thông cho nhân dân và du khách khi về tham quan, vãn cảnh chùa Ba Vàng. Hiện nay nhà chùa đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng Khu Đại giảng đường với diện tích 12.000m2, dự kiến đưa vào sử dụng vào cuối năm 2018. Khi hoàn thành đây sẽ là một trong những đại giảng đường lớn nhất thế giới”.
Các tin khác
YBĐT - Lễ hội có tính chất tâm linh lớn nhất trong năm của đồng bào Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn là lễ hội Cầu mùa, thể hiện sự biết ơn tổ tiên xa xưa đã tìm ra hạt thóc, cây màu để nuôi sống con người và cầu mong thần linh, tổ tiên phù hộ một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
YBĐT - Cùng với các làn hát páo dung trữ tình và da diết, thường được các thanh niên nam nữ hát giao duyên trong mùa xuân, người Dao ở Đại Sơn còn lưu giữ được nhiều vũ điệu truyền thống độc đáo, giàu ngôn ngữ múa và sắc thái biểu cảm.
YBĐT - Ngày 20/2, tức mùng 5 tháng Giêng, tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, UBND xã An Phú, huyện Lục Yên đã tổ chức lễ hội đình Làng Xóa.