Khai hội Lim, dập dìu câu hát Quan họ xứ Kinh Bắc

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/2/2018 | 2:57:08 PM

Đến hẹn lại lên, ngày 27/2 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Mậu Tuất), những người yêu mến Quan họ lại về hội Lim để được thưởng thức những làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh mượt mà, đằm thắm.

Các liền chị trong bộ trang phục truyền thống đi hội.
Các liền chị trong bộ trang phục truyền thống đi hội.


Sáng 12 tháng Giêng, theo thường lệ, lễ hội vùng Lim, thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, chính thức vào hội, thu hút hàng nghìn người dân và du khách về dâng hương, trảy hội, nghe hát Quan họ.

Hội Lim là lễ hội lớn, được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới, mang đậm bản sắc văn hóa vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc và cũng là một trong những lễ hội Quan họ lớn nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Năm nay, không gian lễ hội được trang hoàng ấn tượng, xanh- sạch- đẹp. Theo kế hoạch, phần lễ được tổ chức từ sáng 12 tháng Giêng với các hoạt động dâng hương tại chùa Hồng Ân, lăng Quận công Nguyễn Đình Diễn trên đồi Lim. Lễ rước diễn ra vào sáng 13 tháng Giêng, đoàn rước đi từ Trường Tiểu học thị trấn Lim đến đình Lim. Ngoài ra, nhân dân địa phương còn tổ chức rước sắc từ làng Đình Cả sang đình làng Lộ Bao và tế lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống tại các đình, đền, chùa ở các làng thuộc các xã Nội Duệ, Liên Bão, thị trấn Lim.

Bên cạnh hoạt động tế lễ, đến với hội Lim, du khách còn được hòa mình vào không gian văn hóa Quan họ. Tại đồi Lim, Ban Tổ chức bố trí 6 lán hát Quan họ và một sân khấu chính. Ngoài ra, Ban Tổ chức bố trí 10 điểm hát tại các thuyền rồng, cửa đình, cửa chùa và tại 12 nhà của các nghệ nhân theo lối truyền thống. Đến hội Lim, du khách không chỉ được thưởng thức "bữa tiệc" Quan họ của các câu lạc bộ Quan họ, các làng Quan họ gốc, mà còn được sống lại không khí cổ truyền, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống do các nghệ nhân Quan họ thể hiện.

Năm nay, với mục tiêu hướng về lễ hội truyền thống, Ban Tổ chức lễ hội tăng cường tổ chức các trò chơi dân gian như đập niêu đất, vật, tổ tôm điếm, bịt mắt bắt dê, đu tiên… Đặc biệt, du khách còn được trải nghiệm nghề làm gốm Phù Lãng, tranh dân gian Đông Hồ.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin huyện Tiên Du, Phó Trưởng ban Tổ chức lễ hội: Năm nay dự đoán lượng khách về dự lễ hội đông hơn, Ban Tổ chức đã tăng cường các lực lượng bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; huy động 3 đội dân quân tự vệ, dân phòng ở các xã lân cận làm công tác bảo đảm an ninh trật tự. Đoàn Thanh niên huyện huy động hơn 100 đoàn viên thanh niên hướng dẫn du khách trảy hội và cung cấp nước miễn phí…


Ngoài ra, để bảo đảm vệ sinh môi trường trong khu vực diễn ra lễ hội, Ban Tổ chức huy động Công ty Môi trường huyện lắp trên 30 nhà vệ sinh và trên 60 thùng rác lưu động, chủ động công tác dọn dẹp vệ sinh. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý giá các dịch vụ…  được Ban Tổ chức giao nhiệm vụ cho từng đơn vị liên quan.

Theo ghi nhận, trong buổi sáng đầu tiên diễn ra lễ hội, lượng khách về trảy hội rất đông. Công tác an ninh trật tự được đảm bảo. Tại lễ hội không còn các trường hợp đổi tiền lẻ, ăn xin, dịch vụ điện tử, dùng loa có công suất lớn gây ảnh hưởng không gian lễ hội. Các dịch vụ ăn uống được quy hoạch, bố trí xa trung tâm tế lễ; hoạt động biểu diễn tại các lán hát đều diễn ra theo quy định, mang lại cảm giác thoải mái cho khách thập phương về du xuân, trảy hội.
 
(Theo Tin tức)

Các tin khác
Cảnh trong phim

Bộ phim "Touch me not” (tạm dịch "Đừng chạm vào tôi”) của đạo diễn Romania Adina Pintilie đã giành được giải thưởng cao nhất của LHP Berlin, dấy lên cơn bão chỉ trích của các nhà phê bình về lựa chọn của Ban giám khảo năm nay.

Nghi thức tổ chức lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày.

Bộ  Văn hóa- Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 266 về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đợt 21.

Hơn 6.000 người đã tham gia biểu diễn và diễu hành trên các đường phố Singapore trong lễ hội Chingay Parade, lễ hội rực rỡ sắc màu và ánh sáng diễn ra thường niên vào đầu năm chào mừng Tết Nguyên đán.

Trò chọi rồng tại lễ hội.

Ngày 25/2 (mùng 10 tháng Giêng), tại xã Yên Ninh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra lễ trao bằng công nhận lễ hội Trò Chiềng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục