Tục cúng tổ nghề và cây thuốc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/4/2018 | 8:18:41 AM

YBĐT - Đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi, trong quan niệm dân gian, cho rằng, mỗi loài vật, cỏ cây đều có linh hồn. Đặc biệt, đối với cây thuốc thì nó không chỉ có linh hồn mà còn được coi như thần dược do trời ban cho con người. Nghi lễ cúng tổ nghề, cúng cây thuốc vẫn được duy trì trong nhiều tộc người ở miền núi.

Đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi từ xa xưa thường trị bệnh bằng các loại cây thuốc và trong quan niệm dân gian, bà con cho rằng, vạn vật hữu linh - mỗi loài vật, cỏ cây đều có linh hồn.

Đặc biệt, đối với cây thuốc thì nó không chỉ có linh hồn mà còn được coi như thần dược do trời ban cho con người. Cho nên, trong việc sử dụng thuốc để trị bệnh, người dân vừa sử dụng các y thuật từ kinh nghiệm vừa lồng ghép cả những yếu tố mang màu sắc mê tín để thiêng hóa cây thuốc cũng như cách chữa trị.
 
Chẳng hạn, khi nhà nào có người ốm đau phải đến nhà thầy lang bắt mạch kê đơn thì phải mang theo lễ đến để xin thuốc. Thầy lang mang lễ đó đặt lên bàn thờ tổ nghề để xin được hái thuốc trị bệnh cứu người. Nếu xin âm dương mà tổ nghề đồng ý thì mới được làm thuốc; lấy thuốc vào giờ nào theo tuổi, can, chi của người bệnh...
 
Người được dùng thuốc sau khi đã hết các triệu trứng đau ốm thì phải mang lễ vật gồm xôi, thịt, rượu, gà, vịt, vải vóc đến trả lễ thầy. Khi đó, thầy lang mới cắt cho thuốc chiết hay còn gọi là thuốc cái, thuốc triệt nọc thì bệnh mới khỏi hẳn. Có trường hợp bị đau ốm triền miên, đi chữa trị ở nhiều nơi mà nay mới được chữa khỏi thì thường nhận làm con nuôi, anh em kết nghĩa với thầy lang để tổ nghề bảo trợ cho khỏi đau ốm.
 
Quan hệ của những người bệnh như thế với gia đình thầy lang gắn bó "sống tết, chết giỗ”. Bởi thế, những thầy lang cao tay xưa kia, vào những ngày tết lớn tết nhỏ, ngày tiệc tổ nghề sau tết hay còn gọi là ngày cúng cây thuốc luôn có rất đông con nuôi, người được chữa khỏi bệnh đến lễ tết nên trong nhà thầy luôn có nhiều gà vịt, gạo, rượu, vải vóc được trả lễ. Tiếng thơm của thầy lang được đồn đại khắp gần xa.

Chính vì yếu tố thiêng hóa cũng như được người bệnh coi trọng như vậy, nên các thầy lang xưa kia luôn coi trọng y đức. Đã làm nghề thuốc trị bệnh cứu người thì phải cứu chữa tận tâm. Người được chữa khỏi bệnh thì tùy tâm mà trả lễ, nếu nghèo quá thì thầy lang chữa bệnh làm phúc. Thầy lang mà gây khó dễ cho người bệnh thì sẽ phạm phải điều thất đức, mất lộc nghề và dễ gặp họa trong nghề nghiệp...

Với những quan niệm dân gian này, nếu loại bỏ các yếu tố mê tín trong hành nghề y học cổ truyền, hay thần thánh hóa cây thuốc, ta sẽ thấy ẩn chứa trong những quan niệm đó là sự đề cao các loại thảo dược, đề cao y thuật. Việc thực hiện nghi lễ cúng tế cây thuốc chính là sự tri ân trời đất, cỏ cây đã giúp con người trừ được tật bệnh.
 
Qua đó, xây dựng ý thức bảo tồn nguồn thuốc quý cũng như lưu giữ các giá trị được kết tinh thành y thuật trong mỗi bài thuốc của từng tộc người. Từ thực tế đó, hiện nay, khi y học hiện đại đã có những bước tiến lớn về khoa học nhưng các bài thuốc nam, cây thuốc nam, người hành nghề thuốc nam vẫn giữ vị trí quan trọng trong chăm sóc sức khỏe con người. Nghi lễ cúng tổ nghề, cúng cây thuốc vẫn được duy trì trong nhiều tộc người ở miền núi.
 
Đây cũng là dịp để những người làm nghề thuốc, dòng họ làm nghề thuốc, các thế hệ trong cộng đồng dân cư được quần tụ trao truyền cho nhau tâm huyết nghề nghiệp, những bài thuốc hay, những kinh nghiệm quý; trao nhau những thông điệp về bảo vệ và phát triển cây thuốc quý… Do vậy, nghi lễ cúng tổ nghề, cúng cây thuốc cần được các cơ quan chuyên môn nghiên cứu bảo tồn, phát triển nghi lễ này như một nét đẹp văn hóa dân gian cũng như bảo vệ, phát huy tài sản vô giá của y học cổ truyền.

Sơn Nam

Các tin khác
Cảnh trong vở “Kiều” của Nhà hát Kịch Việt Nam mở màn liên hoan.

Liên hoan sân khấu kịch toàn quốc 2018 vừa được khai mạc tại TP Hồ Chí Minh với sự tham gia của 22 đơn vị nghệ thuật.

Bộ tem đặc biệt kỷ niệm quan hệ giữa Việt Nam và Pháp.

Chính thức triển khai chương trình vay ưu đãi 4,8% mua nhà ở xã hội Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, đúng vào ngày kỷ niệm 45 năm Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao (12/4/1973 – 12/4/2018), Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp phối hợp với cơ quan Bưu chính Pháp (La Poste) chính thức phát hành bộ tem mới gồm 2 mẫu tem về quan hệ giữa hai nước.

Ngày Sách Việt Nam 2018 được tổ chức trên phạm vi toàn quốc.

Ngày Sách Việt Nam lần thứ năm (năm 2018) được tổ chức trên quy mô toàn quốc, trong đó chú trọng đến việc đẩy mạnh các hoạt động đến các cấp cơ sở và địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn.

Tượng thờ Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An tại nhà Thái Học, Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Trung tâm khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Để được thế giới vinh danh, Việt Nam phải chứng minh tư tưởng của danh nhân Chu Văn An mang hơi thở thời đại, phù hợp xu hướng quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục