Yên Bình bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch

  • Cập nhật: Thứ tư, 24/10/2018 | 8:11:45 AM

YBĐT - Người Tày, Dao quần trắng và Cao Lan chiếm tỷ lệ cao ở vùng Đông hồ Thác Bà (huyện Yên Bình), tập trung ở các xã: Vũ Linh, Phúc An, Xuân Lai, Yên Thành, Mỹ Gia, Cảm Nhân, Phúc Ninh.

Biểu diễn văn nghệ của người Dao quần trắng phục vụ du khách tại Khu nghỉ dưỡng Lavie Vũ Linh.
Biểu diễn văn nghệ của người Dao quần trắng phục vụ du khách tại Khu nghỉ dưỡng Lavie Vũ Linh.

Các gia đình người Tày, Dao và Cao Lan vẫn giữ được những nếp nhà sàn theo kiến trúc truyền thống, duy trì tín ngưỡng thờ cúng thần linh; có trang phục truyền thống với nghệ thuật thêu tay thổ cẩm trên trang phục, nổi bật là nghệ thuật trang trí hoa văn trên quần áo. 

Các lễ hội truyền thống của đồng bào nơi đây cũng mang đậm bản sắc như: lễ hội Xuống đồng (Lồng tồng) của người Cao Lan, người Tày; lễ hội Cầu mùa, Cầu làng, lễ Cấp sắc, tết nhảy của người Dao quần trắng; lễ rước dâu của người Cao Lan… 

Đặc biệt, nghệ thuật trình diễn dân gian trong vùng khá phong phú và được bảo tồn tương đối tốt với các điệu múa của người Cao Lan như: múa phát nương, giã cốm, múa chim gâu, múa xúc tép, múa trống tang sành, múa mừng cơm mới, múa chày; dân tộc Tày có hát then, coọi, khắp, sli, lượn, khảm hải..

Bản sắc văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng trong vùng. Vì vậy, trong Đề án "Phát triển du lịch cộng đồng vùng Đông hồ Thác Bà, huyện Yên Bình giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025” mà huyện Yên Bình xây dựng và triển khai mới đây, bản sắc văn hóa đã được chú trọng nhằm khai thác hiệu quả yếu tố này vào phát triển du lịch. Theo đó, sẽ xây dựng sản phẩm văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật trình diễn dân gian và lễ hội truyền thống thành một trong những sản phẩm du lịch.

Huyện sẽ lập hồ sơ các làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian, lễ hội văn hóa, tín ngưỡng của người Dao, Cao Lan, Tày để tiến hành phục dựng, bảo tồn, phát huy giá trị làm phong phú những sản phẩm về văn hóa; khôi phục nghề thêu, dệt thổ cẩm…; xây dựng và phát triển các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện; biên soạn tài liệu, tờ gấp giới thiệu về di sản văn hóa, văn nghệ dân gian để giới thiệu, quảng bá, đưa chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ dân gian vào các tour, tuyến du lịch tại địa phương… 

Theo Đề án, huyện còn đưa vào nghị quyết phát triển du lịch của huyện quy định về trang phục của người dân tộc thiểu số trong giờ hành chính đối với cán bộ, viên chức là người dân tộc; triển khai tới các nhà trường để học sinh mặc trang phục của dân tộc mình vào các buổi được quy định mặc đồng phục (thí điểm đối với 4 xã vùng Đông hồ). 

Đây là cách khôi phục lại thói quen về trang phục đã dần mất đi của người dân tộc thiểu số vùng Đông hồ Thác Bà. Bởi trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người và cũng là nét văn hóa bản địa độc đáo, tạo ấn tượng tốt với khách du lịch. 

Hướng tới xây dựng sản phẩm văn hóa trở thành sản phẩm du lịch như trong Đề án, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông hồ Thác Bà sẽ có môi trường, điều kiện được giữ gìn, bảo tồn, phát huy chẳng những đáp ứng mong muốn của nhiều người dân trong vùng, nhất là những người nặng lòng với văn hóa của đồng bào nơi đây mà còn góp phần tạo nên hình ảnh, hiệu quả cho du lịch vùng Đông hồ nói riêng, du lịch Yên Bình nói chung trong thời gian tới.

H.Q

Các tin khác
Bìa cuốn sách ảnh

Tưởng nhớ 5 năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nhà xuất bản Phụ nữ giới thiệu với bạn đọc cuốn sách ảnh "Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Những khoảnh khắc còn mãi" của đại tá - nhà báo - nhiếp ảnh gia Trần Hồng như một nén hương tri ân vị tướng huyền thoại của dân tộc Việt Nam.

Một nhà khảo cổ làm việc bên những bức tượng gỗ được phát hiện ở Peru.

Các nhà khảo cổ học Peru vừa phát hiện ra 19 tác phẩm chạm khắc bằng gỗ có niên đại 750 tuổi tại miền Bắc nước này.

Thiếu nữ cầm quạt, vẽ khoảng năm 1935-1936 của Nguyễn Nam Sơn.

Bức tranh lụa Thiếu nữ cầm quạt của họa sĩ tài danh Nguyễn Nam Sơn - người đồng sáng lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương - vừa tạo cú sốc lớn khi bán 440.000 euro (gần 12 tỷ đồng), chưa kể mức phí gần 30% mà người mua phải chi trả thêm.

Họp báo giới thiệu Liên hoan phim Khoa học lần thứ 8 tại Việt Nam.

Liên hoan phim Khoa học lần thứ 8 tại Việt Nam với chủ đề "Cuộc cách mạng thực phẩm” sẽ diễn ra tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh từ ngày 22-10 đến 23-12. Chương trình do Viện Goethe tổ chức.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục