Kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2018)

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/11/2018 | 1:51:28 PM

YBĐT - Trên địa bàn tỉnh có 714 di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, Lễ cấp sắc của người Dao quần trắng xã Ngòi A, huyện Văn Yên; Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ; Hạn Khuống của người Thái thị xã Nghĩa Lộ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 
 


Yên Bái có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm nửa dân số. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao đời sống về mọi mặt của đồng bào các DTTS.

Tính đến tháng 5/2018, tỉnh Yên Bái hiện có 99 di tích lịch sử, trong đó có 13 di tích lịch sử quốc gia, 86 di tích cấp tỉnh.

Trong những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, danh thắng, trọng tâm là các di tích quốc gia, di tích tại vùng đồng bào DTTS được quan tâm như: Di tích chiến Khu Vần, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên, Di tích Căng và Đồn, thị xã Nghĩa Lộ; Di tích danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang, huyện Mù Cang Chải… 

Thực hiện Đề án "Tổng điều tra và kiểm kê di sản văn hóa các DTTS tỉnh Yên Bái”; trên địa bàn tỉnh có 714 di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, Lễ cấp sắc của người Dao quần trắng xã Ngòi A, huyện Văn Yên; Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ; Hạn Khuống của người Thái thị xã Nghĩa Lộ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 

Hiện nay, Yên Bái  phối hợp cùng các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Điện Biên về việc triển khai xây dựng Hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái trình Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại... 

Các di sản văn hóa phi vật thể truyền thống điển hình của các DTTS tỉnh Yên Bái đã được bảo tồn và phát huy, làm phong phú hơn đời sống văn hóa của các cộng đồng dân cư, góp phần thúc đẩy du lịch cộng đồng, mang lại giá trị kinh tế cho địa phương... 

Từ năm 2013-2018, đã tiến hành bảo tồn gần 25 lễ hội của các DTTS, phục dựng bảo tồn Làng cổ Pang Cáng của dân tộc Mông ở Suối Giàng, huyện Văn Chấn... Ngành văn hóa phối hợp với các địa phương trên địa bàn tỉnh bảo tồn, phát triển, khôi phục các làng nghề: nghề làm giấy dó của dân tộc Dao; nghề rèn, chạm khắc bạc, xe lanh, dệt vải của người Mông; dệt thổ cẩm của người Thái... 

Cùng với đó, hỗ trợ việc giữ gìn và phát triển chữ viết của các dân tộc có chữ viết được chú trọng. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với các huyện, thị xã mở các khóa học tiếng Mông, chữ Thái cổ thu hút sự tham gia của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn và đã có nhiều cán bộ đã được cấp chứng chỉ. Công tác bảo tồn sách cổ của các DTTS trên địa bàn cũng được tỉnh quan tâm. Thư viện tỉnh Yên Bái tiếp tục triển khai thực hiện Dự án "Phục chế, bảo quản và số hoá tài liệu cổ”. 

Hiện nay, Bảo tàng tỉnh đã sưu tầm và lưu giữ hơn 200 cuốn sách cổ của người Dao và người Thái. Với hàng trăm các lễ hội, tuy nhiên, nhiều lễ hội văn hóa dân gian đang bị mai một, do vậy, các địa phương đã khôi phục các lễ hội dân gian truyền thống mang tính tiêu biểu của các dân tộc.

Một số lễ hội của đồng bào DTTS đã được khôi phục như: Lễ hội Cầu mùa của dân tộc Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn; Lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên… Việc tôn vinh "chủ thể văn hóa” là các nghệ nhân, già làng, trưởng bản có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy, sáng tạo những giá trị văn hóa. Toàn tỉnh hiện có 10 nghệ nhân ưu tú được công nhận. 

Họ là những người nắm giữ vốn tri thức dân gian, có khả năng sưu tầm, nghiên cứu và truyền dạy các làn điệu cho thế hệ trẻ; có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, tiếng nói, chữ viết, phong tục truyền thống của dân tộc. Để bảo tồn giá trị văn hóa các DTTS, việc thành lập các câu lạc bộ, các đội văn nghệ được chú trọng. Đến nay, toàn tỉnh có trên 1.000 các câu lạc bộ, đội văn nghệ. 

Ông Phùng Thế Hoàng – Phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết: "Việc gìn giữ và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả bước đầu song hiện vẫn còn nhiều hạn chế. Ở một số nơi, văn hóa truyền thống của một số dân tộc đang bị mai một dần. Vì vậy, bên cạnh công tác nghiên cứu, sưu tầm của già làng, trưởng bản, nghệ nhân và những người am hiểu về văn hóa, phong tục tập quán các dân tộc rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành có liên quan. Qua đó, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển”.  

Thu Hiền

Các tin khác

YBĐT - Lần đầu tiên tỉnh Yên Bái có 6 tay máy với 7 tác phẩm ảnh được chọn treo, dẫn đầu về tác giả, tác phẩm khu vực 15 tỉnh miền núi phía Bắc.


Khách tham quan triển lãm

Chiều 22/11, lần đầu tiên 13 di tích quốc gia đặc biệt được giới thiệu tới công chúng Thủ đô trong một triển lãm mang tên "Di tích quốc gia đặc biệt ở Hà Nội” diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

Các tác giả văn học trẻ tỉnh Yên Bái tại Trại sáng tác văn học trẻ năm 2018.

YBĐT - Đất nước đổi mới và hội nhập, thế hệ các nhà văn đi trước đã đặt nền móng và hoàn thành sứ mệnh của mình, nhường sân cho một thế hệ mới, thế hệ trẻ với sự vận động mạnh mẽ, đa diện. Trẻ về tuổi đời, năng động, có điều kiện sở hữu tri thức của thời đại, đó là điều kiện thuận lợi để các cây bút trẻ dấn thân và bứt phá.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh cùng nhân dân, học sinh tham quan tại Triển lãm

YBĐT - Thông qua các hoạt động như nghiên cứu sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, tổ chức trưng bày, triển lãm... Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa (DSVH) trên địa bàn tỉnh, giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ DSVH của các tầng lớp nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục