Khai mạc triển lãm “Hoàng thành Thăng Long qua Mộc bản Triều Nguyễn - Di sản Tư liệu thế giới”

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/11/2018 | 1:58:45 PM

Sáng 23-11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Cục Văn thư và lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác và khai mạc triển lãm "Hoàng thành Thăng Long qua Mộc bản Triều Nguyễn - Di sản Tư liệu thế giới”.


Chương trình nhằm mục đích tổ chức trưng bày, triển lãm và xuất bản các ấn phẩm để công bố, giới thiệu các di sản tư liệu thế giới của Việt Nam, các tài liệu lưu trữ, hiện vật tiêu biểu, hình ảnh về con người, văn hóa và lịch sử của Thủ đô Hà Nội, cũng như giá trị của các loại hình di sản đến với công chúng trong và ngoài nước, đồng thời góp phần thiết thực giáo dục thế hệ trẻ, từ đó khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm trong việc lưu giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử.

Triển lãm đã khai thác đa dạng nguồn tư liệu Mộc bản Triều Nguyễn, kết hợp với tư liệu hình ảnh di tích khảo cổ học của khu di sản Hoàng thành Thăng Long nhằm phản ánh khái quát, sinh động, chân thực về quá trình xây dựng và thay đổi cấu trúc không gian của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long từ thế kỷ VII đến XIX, khẳng định hơn nữa về giá trị trên các khía cạnh nghệ thuật, kiến trúc, kỹ thuật xây dựng và quy hoạch đô thị. 


Bản khắc Chiếu dời đô của Vua Lý Thái Tổ năm 1010.

Triển lãm sẽ giới thiệu hơn 60 phiên bản Mộc bản, tài liệu, hình ảnh về quy mô, kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long, mang đến cho người xem nhiều thông tin bổ ích về giá trị của hai loại hình di sản thế giới độc đáo của Việt Nam là khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long và Mộc bản Triều Nguyễn. 

Đây còn là nguồn sử liệu gốc, có giá trị lớn về nhiều mặt, là minh chứng xác thực về quá trình hình thành, phát triển của kinh đô Thăng Long xưa, và có ý nghĩa to lớn đối với việc nghiên cứu, trùng tu, tôn tạo nhiều công trình.

Bên cạnh đó, các tài liệu sẽ phần nào tái hiện bức tranh sinh động về sự hưng thịnh của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam như Lý, Trần, Lê, Mạc… 

Việc phối hợp tổ chức trưng bày nhân Ngày Di sản Việt Nam lần thứ 14 (23/11/2004-23/11/2018) đã mở ra hướng đi mới cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản tư liệu thế giới, tạo điều kiện cho công chúng trong và ngoài nước tiếp cận gần hơn với các di sản tư liệu của Việt Nam, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc.

(Theo HNMO)

Các tin khác

YBĐT - Trên địa bàn tỉnh có 714 di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, Lễ cấp sắc của người Dao quần trắng xã Ngòi A, huyện Văn Yên; Nghệ thuật Xòe Thái ở Mường Lò, thị xã Nghĩa Lộ; Hạn Khuống của người Thái thị xã Nghĩa Lộ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. 
 


YBĐT - Lần đầu tiên tỉnh Yên Bái có 6 tay máy với 7 tác phẩm ảnh được chọn treo, dẫn đầu về tác giả, tác phẩm khu vực 15 tỉnh miền núi phía Bắc.


Khách tham quan triển lãm

Chiều 22/11, lần đầu tiên 13 di tích quốc gia đặc biệt được giới thiệu tới công chúng Thủ đô trong một triển lãm mang tên "Di tích quốc gia đặc biệt ở Hà Nội” diễn ra tại Bảo tàng Hà Nội, nhân kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11.

Các tác giả văn học trẻ tỉnh Yên Bái tại Trại sáng tác văn học trẻ năm 2018.

YBĐT - Đất nước đổi mới và hội nhập, thế hệ các nhà văn đi trước đã đặt nền móng và hoàn thành sứ mệnh của mình, nhường sân cho một thế hệ mới, thế hệ trẻ với sự vận động mạnh mẽ, đa diện. Trẻ về tuổi đời, năng động, có điều kiện sở hữu tri thức của thời đại, đó là điều kiện thuận lợi để các cây bút trẻ dấn thân và bứt phá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục