Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong dòng chảy đương đại

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/4/2019 | 2:09:48 PM

Phú Thọ là vùng đất cổ, kinh đô đầu tiên của nước Việt Nam. Trên miền đất này, còn lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa, đặc biệt là các di sản gắn với thời đại Hùng Vương. Khu Di tích Hùng Vương không chỉ là Di tích quốc gia đặc biệt mà Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy giá trị “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy giá trị “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tục thờ cúng Hùng Vương trong tâm thức người Việt

Theo truyền thuyết, Hùng Vương là con của cha Rồng (Lạc Long Quân) và mẹ Tiên (Âu Cơ) đã có công dựng lên Nhà nước Văn Lang cổ đại. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được các vương triều Lê, Tây Sơn (1788-1802), Nguyễn quan tâm cho ghi chép vào sử sách, cấp sắc phong và cấp đất phục vụ cho việc thờ cúng Hùng Vương. Những năm 70 của thế kỷ XX, ngành văn hóa tỉnh Phú Thọ đã tổ chức sưu tầm các truyền thuyết, thần tích về Hùng Vương. 

Với niềm tin thành kính tri ân công đức, từ hàng nghìn năm qua, các thế hệ khác người Việt, nhất là người dân ở vùng đất Tổ Phú Thọ, nơi có đền Hùng linh thiêng đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. 

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh và tình cảm thiêng liêng, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Chính sự linh nghiệm của hồn thiêng, nơi đỉnh núi Nghĩa Linh đã lan tỏa, thổi hồn cho câu ca dao đi vào lịch sử:

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non, vẫn nước non này ngàn năm!”.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc âm nhạc học Dương Đình Minh Sơn cho biết: "Chỉ ở nước ta có phong tục Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương. Đây là ngày hội truyền thống của đại gia đình các dân tộc Việt Nam tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng - thời đại kiến tạo nền văn minh đồ đồng Đông Sơn, trong đó tiêu biểu là Thần Đồng Ngọc Lũ kiệt tác có một không hai của nhân loại. 

Lòng thành kính tưởng nhớ đến Quốc Tổ, tạo nên ý thức trong tâm khảm của mọi người dân. Đó mới là ý nghĩa lớn lao nhất của con cháu đối Tổ tông”.

Sự lan tỏa trong đời sống đương đại

Hiện, cả nước có khoảng 1.417 di tích có thờ cúng Hùng Vương và các nhân vật thời Vua Hùng, riêng tỉnh Phú Thọ có gần 330 cơ sở thờ cúng Hùng Vương. Bên cạnh đó còn có rất nhiều nơi, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng thờ cúng Hùng Vương, như tại thành phố San Jose, bang California (Mỹ), đại diện cộng đồng đã về đền Hùng xin đất, nước, chân nhang thờ cúng Tổ tiên và lập đền thờ các Vua Hùng. 

Theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thuộc văn hoá tín ngưỡng thờ tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam là đạo lý "uống nước nhớ nguồn”; trong đó, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương rất độc đáo có ý nghĩa sống động mà không một dân tộc nào trên thế giới có được.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng tinh thần thượng tôn dân tộc

Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO thì Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đạt được tiêu chí quan trọng đó là: Di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ ý thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị của di sản.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện rõ lòng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần "Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng văn hóa và thực hành tốt nhất trong đời sống đương đại. Đặc biệt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa giá trị tâm linh của cả một dân tộc với những giá trị khoa học, điều đó đã minh chứng cho sức sống mãnh liệt của văn hóa Việt Nam trong dòng chảy đương đại. 

Cục Di sản, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã phối hợp với tỉnh Phú Thọ triển khai kế hoạch hành động quốc gia và cũng là bảo đảm việc thực hiện cam kết với UNESCO về bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Đơn vị cũng liên tục kiểm kê và cập nhật kết quả kiểm kê di sản, quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy di sản của Khu di tích lịch sử đền Hùng đến năm 2025.

Bảo tồn Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tổ chức trưng bày chuyên đề về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, xây dựng ngân hàng dữ liệu về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại Khu Di tích lịch sử đền Hùng để phục vụ việc tìm hiểu, nghiên cứu, phục dựng lại các nghi thức liên quan đến tín ngưỡng. Hỗ trợ cộng đồng, cá nhân nắm giữ di sản, thực hành và truyền dạy thực hành di sản... 

Làm sao để các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ bảo đảm thực hiện đúng cam kết quốc tế mà còn phát huy được giá trị của di sản trong đời sống cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của bà con nhân dân nhưng cũng phải bảo đảm tính khoa học và cả sự phát triển bền vững trong đời sống đương đại.

Trên tinh thần tôn vinh Di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, nhiều năm qua, tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực tổ chức phần nghi lễ trang nghiêm, trọng thể mang tính cộng đồng; gắn với các hoạt động hội với các hình thức hoạt động vui tươi, lành mạnh, an toàn tiết kiệm, kết hợp hài hòa giữa các hoạt động văn hóa dân gian truyền thống và hiện đại, có sức lan tỏa rộng rãi, tạo ấn tượng sâu sắc và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đồng bào và du khách về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng.

Cùng với phần lễ, phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc, phong phú, mang đậm bản sắc vùng đất Tổ như: Trưng bày tư liệu, hiện vật về "Lễ hội và Tín ngưỡng vùng đất Tổ”, các hiện vật khảo cổ về thời đại Hùng Vương và sự hình thành của Nhà nước Văn Lang, trưng bày tư liệu về Di sản hát xoan Phú Thọ; giới thiệu, quảng bá du lịch; tổ chức đánh trống đồng, đâm đuống, múa lân; Chương trình nghệ thuật chào mừng Lễ hội đền Hùng; tổ chức Lễ hội văn hóa dân gian đường phố tại thành phố Việt Trì; Hội thi gói và nấu bánh chưng, giã bánh dày; tổ chức hội trại văn hóa, diễn xướng dân gian; trưng bày sản vật và văn hóa ẩm thực của 13 huyện, thị, thành tỉnh Phú Thọ; tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của các tỉnh tham gia Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng; biểu diễn múa rối nước; tổ chức trình diễn hát xoan làng cổ gắn với điểm du lịch di sản văn hóa; Liên hoan văn nghệ quần chúng, hát xoan và dân ca Phú Thọ; tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao và trò chơi dân gian truyền thống, Hội thi bơi chải mở rộng…

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương không chỉ đơn thuần như các hoạt động tâm linh khác mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc, trở thành đặc trưng tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt Nam, ăn sâu, bám rễ vào máu thịt, tâm thức của mỗi người mang trong mình dòng máu Lạc - Hồng với truyền thuyết sinh ra từ một bọc trăm trứng nặng nghĩa "đồng bào". Dù ở bất cứ phương trời nào, dù già hay trẻ, dù có tôn giáo hay không, nhưng đã là "con Lạc cháu Hồng” thì cứ mỗi dịp tháng Ba, ai ai cũng hướng lòng mình về nơi cội nguồn dân tộc. 

B.T

Các tin khác
Lễ hội Đền Hùng.

Tối nay-12/4 (mùng 8/3 Âm lịch) sẽ chính thức khai hội Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2019, ngày lễ trọng đại của cả dân tộc.

Hiện Yên Bái có gần 20 lễ hội tâm linh gắn với các di tích thường niên được tổ chức vào dịp đầu xuân. (Trong ảnh: Một tiết mục biểu diễn chầu Văn trong Festival tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn tại đền Dông cuông, huyện Văn Yên, năm 2017 - Ảnh: Minh Huyền)

Yên Bái là một trong những nơi sinh tụ của người Việt cổ, có nền văn minh sông Hồng, sông Chảy, là trung điểm giao lưu giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc… Bởi vậy, nơi đây có nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh với hệ thống đình, đền chùa và các lễ hội dân gian độc đáo.

Ảnh minh họa

Liên hoan Tuyên truyền lưu động với chủ đề "Trường Sơn - con đường huyền thoại" kỷ niệm 60 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh và truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 -19/5/2019), sẽ được tổ chức từ ngày 10 đến 15/5/2019.

Nét mới tại Lễ hội Đền Hùng 2019

Sáng 10/4 (tức mùng 6 tháng Ba năm Kỷ Hợi), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ thay mặt nhân dân cả nước tổ chức Lễ dâng hương Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Tổ Mẫu Âu Cơ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục