“Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX” qua góc nhìn nhiếp ảnh

  • Cập nhật: Thứ bảy, 13/4/2019 | 8:47:30 AM

Hơn 100 tác phẩm nhiếp ảnh chân thực về cuộc sống ở hậu phương miền Bắc hỗ trợ đắc lực sức người, sức của cho "thành đồng” miền Nam ruột thịt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang mang tới công chúng một góc nhìn văn hóa giàu cảm xúc.

Các bức ảnh giới thiệu với công chúng từ ngày 11/4 đến hết tháng 4/2019  trong Triển lãm "Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX” trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức.

Triển lãm chuyên đề "Hậu phương thời chiến giữa thế kỷ XX” tái hiện bức tranh sinh động về lịch sử dân tộc giai đoạn 1954 -1975 trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ, phản ánh một dân tộc khát vọng độc lập, tinh thần chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập thống nhất nước. Tác giả - Nghệ sĩ nhiếp ảnh Mầu Hoàng Thiết là hội viên sáng lập Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam năm 1965 tại Hà Nội, có thâm niên hơn 50 năm chụp ảnh thông tấn, ảnh nghệ thuật; ông là tác giả của 5 tác phẩm được Chủ tịch nước tặng "Giải thưởng Nhà nước” ngày 19/4/2017 tại Hà Nội.

Một số hình ảnh trưng bày tại Triển lãm:

Chào quê hương, các chàng trai Thủ đô vào chiến trường niềm Nam chiến đấu, năm 1971.


Một phần xác của máy bay F4 rơi xuống cánh đồng xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội (Hà Tây cũ), năm 1967.


Rèn luyện của tự vệ Nhà máy gỗ Hải Phòng trước khi nhập ngũ, năm 1968.


Bến phà Đen Hà Nội năm 1972.


Trường Sơ cấp Nông nghiệp sơ tán về xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội năm 1967.


Lớp học trường cấp 1,2 Liên Sơn, Tiên Sơn, Hà Bắc thời chiến năm 1967.


Các em học sinh trường cấp 1 và cấp 2 xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng đứng trong hầm kèo quan sát máy bay Mỹ ném bom xuống Hà Nội, năm 1972.


Dân quân thời chiến chống Mỹ ở xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội (Hà Tây cũ), năm 1967.


Ba thế hệ trên một chiến hào đánh Mỹ tại Xã Vinh Quang (Tiên Lãng – Hải Phòng).


Bé đến lớp nơi sơ tán. Con em công nhân Nhà máy in Tiến Bộ, Hà Nội sơ tán về xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, năm 1967.


Sinh viên trường Đại học Hòa Bình vừa học vừa làm, năm 1970.


Những cô gái ba đảm đang quạt thóc vàng gửi ra tiền tuyến ở Vũ Thư, Thái Bình, năm 1967.


Những vựa ngô ven sông Hồng, sông Đáy trong kháng chiến chống Mỹ, năm 1967.


Gái làng Phú Xá, tiễn trai làng ra tiền tuyến Tết Tân Hợi, năm 1971.


Sau triển lãm, nhiếp ảnh gia Mầu Hoàng Thiết và gia đình sẽ bàn giao cho Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước những tác phẩm được sử dụng trong triển lãm và những phim gốc.

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Phim Chàng vợ của em giành giải Cánh diều vàng 2018

Hạng mục được quan tâm nhiều nhất, Cánh diều vàng cho phim truyện điện ảnh đã thuộc về bộ phim Chàng vợ của em của đạo diễn Chalie Nguyễn.

Hát xoan làng cổ dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Du khách sẽ có cơ hội khám phá sự hấp dẫn, độc đáo của nghệ thuật trình diễn có 2000 năm tuổi do chính các nghệ nhân của các làng Xoan cổ.

Lễ trao giải Cánh diều 2018 sẽ được THTT vào 20h hôm nay (12/4) trên kênh VTV2. Tại buổi lễ, BTC sẽ vinh danh 15 giải cho những tập thể, cá nhân có đóng góp cho điện ảnh.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy giá trị “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Phú Thọ là vùng đất cổ, kinh đô đầu tiên của nước Việt Nam. Trên miền đất này, còn lưu giữ rất nhiều di sản văn hóa, đặc biệt là các di sản gắn với thời đại Hùng Vương. Khu Di tích Hùng Vương không chỉ là Di tích quốc gia đặc biệt mà Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục