Công chiếu hai tập phim tài liệu nghệ thuật về đại thi hào Nguyễn Du

  • Cập nhật: Chủ nhật, 6/12/2020 | 8:19:14 AM

Hai tập đầu tiên của phim “Đại thi hào Nguyễn Du” dựng lại thời gian tuổi thơ của thi sĩ từ khi sinh ra cho đến năm 15 tuổi...

Một cảnh phim của hai nhân vật: bà Trần Thị Tần và Nguyễn Du ở độ 6-9 tuổi.
Một cảnh phim của hai nhân vật: bà Trần Thị Tần và Nguyễn Du ở độ 6-9 tuổi.

Vào chiều ngày 5/12, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (quận Cầu Giấy, Hà Nội), đoàn làm phim đã công bố phần 1: "Gia thế và tuổi thơ," gồm 2 tập với độ dài khoảng 70 phút) của bộ phim về "Đại thi hào Nguyễn Du." Đây là phần đầu trong tổng số 3 phần bộ phim tài liệu nghệ thuật về cuộc đời của Nguyễn Du.

Phim "Đại thi hào Nguyễn Du” được làm theo lối tài liệu quen thuộc khi sử dụng lời bình và các hình ảnh minh họa. Tuy nhiên, các thước phim được dựng lại một cách sáng tạo chứ không chỉ dùng hình ảnh tư liệu cũ.

Phim sử dụng một số cảnh tái tạo, phục dựng từ máy tính nên có phần thiếu thực tế, tuy nhiên đã phần nào giúp khắc họa, lý giải một cách sinh động và hợp lý thời gian đầu đời của đại thi hào.

Cụ thể, nhà nghiên cứu Trần Đình Tuấn, biên kịch bộ phim cho biết hai tập đầu tiên khắc họa cuộc đời thi sỹ từ khi sinh ra đến khi 15 tuổi. "Phần 1 giải thích về quá trình mà Nguyễn Du thừa hưởng truyền thống dòng họ, giáo dục gia đình và văn hóa truyền thống ra sao. Theo văn hóa Việt Nam, chính việc giáo dục một cách bài bản trong dòng họ, đặc biệt là các dòng họ lớn, có truyền thống giúp sản sinh ra lớp kế cận tài năng, có tri thức.”

Lớn lên trong gia đình nề nếp, gia giáo có cha là tể tướng triều đình Nguyễn Nghiễm, ông có được sự dạy dỗ giản dị, thường ngày của mẹ cả bà Đặng Thị Dương và mẹ ruột - bà Trần Thị Tần. Đặc biệt, người mẹ Trần Thị Tần chính là người có ảnh hưởng sâu sắc đến sự thương cảm, xót xa mà ông dành cho người phụ nữ trong các sáng tác sau này, đặc biệt là "Truyện Kiều.”

Hai tập phim tạm kết lại khi Nguyễn Du gặp bi kịch đầu tiên. Từ năm 11-14 tuổi, ông chịu liên tiếp 4 lần tang của cha, mẹ đẻ, mẹ cả và anh trai ruột. Người anh cả Nguyễn Khản vốn tài giỏi và được triều đình trọng dụng bỗng vướng phải một vụ án rồi bị bắt giam. Gia đình tan tác do những chính biến lịch sử, phải chấp nhận cảnh ly xa.

Về cơ sở xây dựng kịch bản, nhà nghiên cứu Trần Đình Tuấn cho biết nội dung, lời thoại trong phim được lấy từ tư liệu của gia phả, một phần là sáng tạo thêm trên cơ sở tâm thức và đạo lý của gia đình người Việt.

Đạo diễn Nguyễn Văn Đức cho biết đây là phim tài liệu nên các chi tiết vẫn phải mang tính xác thực cao. Phim dựa trên hai hệ thống nhân vật: Tuyến đầu tiên là những người thân sống quan Nguyễn Du trong đời thực, tuyến thứ hai là những "người con tinh thần” trong hệ thống của "Truyện Kiều."

Với mức đầu tư kinh phí xã hội hóa 15 tỷ đồng của nhà sản xuất, Tiến sỹ Phạm Xuân Mừng, các sở Văn hóa tỉnh Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Hà Nội, Thái Bình, Huế (những nơi mà đoàn làm phim đi qua để thuật lại cuộc đời Nguyễn Du) đoàn làm phim hy vọng mang đến những cảm xúc sâu sắc hơn về đại thi hào.

Tiến sỹ Phạm Xuân Mừng cho biết đoàn phim dự kiến hoàn thành nốt phần 2 (Phong trần và thơ ca) và phần 3 (Truyện Kiều và lan tỏa), mỗi phần 2 tập vào năm 2021. Hiện phim chưa hoàn thiện nên chưa có kế hoạch công chiếu.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Hội Liên hiệp VHNT Yên Bái khóa VII, nhiệm kỳ 2020- 2025

Chiều ngày 5/12, tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh Yên Bái tổ chức phiên trù bị Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020- 2025 với sự có mặt của hơn 120 hội viên thuộc 9 chuyên ngành VHNT của Hội.

Các đại biểu cắt băng Khai mạc Triển lãm Mỹ thuật “Sắc màu
Yên Bái” tại nhà triển lãm 16 ngô quyền, hà nội của nhóm 6 họa sĩ tỉnh
Yên Bái năm 2018.

Đánh giá về sự phát triển không ngừng của các chuyên ngành văn học nghệ thuật (VHNT) Yên Bái nhiệm kỳ qua, nhiếp ảnh được coi là một chuyên ngành có sự bứt phá. Có những hội viên thực sự say nghề, sẵn sàng bỏ ra những món tiền lớn để đầu tư cho niềm đam mê nhiếp ảnh.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và huyện Văn Yên tham quan Triển lãm tranh thờ đạo Mẫu do Hội Liên hiệp VHNT Yên Bái trưng bày tại Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn gắn với Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông năm 2020.

Đến nay, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (VHNT0 Yên Bái có 152 hội viên thuộc 9 chuyên ngành VHNT, trong đó có 78 hội viên chuyên ngành Trung ương. Các hội, chi hội thành viên gồm: Hội Kiến trúc sư, Chi hội Mỹ thuật, Chi hội Nhiếp ảnh, Chi hội Văn xuôi, Chi hội Thơ, Chi hội Âm nhạc, Chi hội Múa, Chi hội Văn hóa dân gian, Chi hội VHNT các dân tộc thiểu số.

Nhà văn Hoàng Thế Sinh vinh dự nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tại lễ công bố “Tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu năm 2015- 2016” được sáng tác tại các nhà sáng tác.

Đã thành quy trình, hết một nhiệm kỳ hoạt động là tổ chức đại hội, là có dịp đánh giá lại các mặt công tác: quản lý, chỉ đạo, tổ chức, sinh hoạt, biểu dương, rút ra bài học và định hướng thời gian tới.Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) Yên Bái bước vào Đại hội nhiệm kỳ lần thứ VII, văn xuôi - một trong những thể loại và loại hình hoạt động của Hội không nằm ngoài tính chung ấy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục