Đại lễ tưởng niệm 712 năm Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

  • Cập nhật: Thứ ba, 15/12/2020 | 8:06:03 AM

Đại lễ tưởng niệm 712 năm Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308-2020) được tổ chức long trọng tại khu di tích danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Đại lễ tưởng niệm 712 năm Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn được tổ chức tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích – danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Đại lễ tưởng niệm 712 năm Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn được tổ chức tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích – danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Ngày 14/12, hàng nghìn phật tử, người dân và du khách thập phương đã về dự Đại lễ tưởng niệm 712 năm Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308-2020) tại khu di tích danh thắng Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Sự kiện do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh phối hợp chủ trì tổ chức. 

Tại lễ tưởng niệm, các đại biểu, phật tử, người dân và du khách đã cùng nhau ôn lại cuộc đời, sự nghiệp, công đức của Phật hoàng Trần Nhân Tông cả về đạo và đời; thực hiện các nghi lễ dâng hương tưởng niệm, cầu nguyện quốc thái dân an... trong không khí trang nghiêm, thành kính. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện "Hành trình về miền Di sản - Thánh địa Phật giáo Trúc Lâm".

Trần Nhân Tông là vị vua anh hùng của một triều đại anh hùng, người đã lãnh đạo quân dân nhà Trần 2 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược vào năm 1285 và năm 1288, bảo vệ non sông bờ cõi Đại Việt. Ở trên đỉnh cao danh vọng, Ngài đã nhường ngôi cho con, chuyên tâm theo đuổi sự nghiệp tu hành và đã hợp nhất các dòng thiền, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền thuần Việt, có tư tưởng nhập thế, gắn đạo với đời, xây dựng Yên Tử trở thành Kinh đô Phật giáo của Quốc gia Đại Việt. 

Trong cuộc đời tu luyện và nhập diệt của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Yên Tử là nơi Phật Hoàng tu hành, giảng pháp, độ tăng và Ngọa Vân là nơi kết thúc trọn vẹn quá trình tu luyện và thành Phật của Ngài vào ngày 1/11 Âm lịch năm 1308. Bởi thế, Ngọa Vân được coi là thánh địa của Phật giáo Trúc Lâm. Nhân dịp này, GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cùng thị xã Đông Triều tổ chức lễ động thổ, khởi công dự án tôn tạo chùa Thượng am Ngoạ Vân- nơi đức Vua hóa Phật.

Bà Phạm Thị Sửu, phật tử đến từ thành phố Uông Bí, về hành hương tại Yên Tử vào dịp Kỷ niệm 712 năm Đức Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn cảm nhận: "Người là một nhà Vua, có quyền cao chức trọng nhưng Phật hoàng Trần Nhân Tông không thiết nghĩ gì đến, từ bỏ ngôi báu để tu hành và làm những việc thiện cho đời. Phật tử chúng tôi từ đó cũng học được rằng không tham sân si mà tích cực làm những việc thiện cho cuộc đời những điều tốt đẹp hơn.".

(Theo VOV)

Các tin khác
Các Nghệ nhân có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ.

Có 5 “Nghệ nhân Nhân dân” và 72 “Nghệ nhân Ưu tú” được trao tặng, truy tặng trong đợt này.

Quang cảnh Hội thảo văn học

Ngày 12/12, Chi hội Văn xuôi, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Yên Bái tổ chức Hội thảo văn học về tác giả Lương Quang Bách với chủ đề “Quang Bách và tác phẩm văn xuôi”.

Bộ tem Tết Tân Sửu, gồm 2 mẫu tem và 1 blốc.

Ngày 12-12, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem bưu chính "Tết Tân Sửu". Bộ tem mang ý nghĩa hạnh phúc, đoàn viên, may mắn, tài lộc đến với mọi người, mọi nhà trong dịp năm mới.

Khi Chí Tài qua đời, đồng nghiệp nhớ nhất là nụ cười của anh.

Hoài Linh, Việt Hương... làm lễ nhập quan cho Chí Tài tại nhà xác Bệnh viện Quân y 175, sáng 12/12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục