[Ảnh] Lễ Xên Đông - nét văn hóa được gìn giữ ở Hạnh Sơn

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/2/2021 | 4:13:25 PM

YênBái - Lễ Xên Đông (cúng rừng) của đồng bào Thái ở xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ là một trong những ghi lễ độc đáo, mang bản sắc dân tộc được truyền giữ qua nhiều đời nay.

Người Thái Mường Lò quan niệm rừng là nơi trú ngụ của hồn thiêng, của các thần linh, rừng mang đến cho con người nhiều lợi ích, ban phát nhiều lộc quý. Vì vậy, người Thái luôn có ý thức bảo vệ rừng, tuân thủ các quy luật phát triển tự nhiên của rừng, từ đó hình thành các quy định bảo vệ rừng được cộng đồng tôn trọng tuân theo thành luật tục. 

Với người Thái xã Hạnh Sơn, năm nào cũng vậy, cứ vào ngày 12 tháng Giêng, họ lại sửa soạn lễ vật cúng tế thần linh tại lễ Xên Đông với ý nghĩa cảm ơn thần rừng, tưởng nhớ tổ tiên, trời đất và thỉnh cầu sang một năm mới được ban phát mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, con người mạnh khỏe. 

Lễ Xên Đông được tổ chức dưới gốc cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi của bản mường với nghi lễ chu đáo, công phu.

Chuẩn bị cho lễ Xên Đông, người dân thường mổ trâu để lấy đầu, đuôi, 4 chân và thịt, bánh chưng, bánh dày, hoa quả để làm 3 mâm cúng tế thần linh. Quan trọng nhất là làm và trang trí ngôi nhà thờ theo quan niệm đây là nơi để các thánh thần về an nghỉ, chứng kiến lòng thành của con cháu để ban phát những điều tốt lành. Ngôi nhà xung quanh được trang trí bởi hoa giấy có màu xanh và đỏ, màu vàng… thể hiện cho mọi ước mong của con người. 

Màu đỏ tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy của cộng đồng; màu xanh tượng trưng cho sự bình an, may mắn; màu vàng tượng trưng cho sự thành công, vui vẻ, …

Khi phần lễ cúng rừng kết thúc, tất cả mọi người cùng nhau về bản Viềng Công trong xã làm lễ cúng thành lũy Viềng Công - nơi gắn với truyền thuyết kể về người anh hùng Cầm Hánh - một người Thái trong vùng đã cùng nhân dân đánh giặc cờ vàng phương Bắc bảo vệ bản Mường từ thế kỉ XIX, giờ là một di tích lịch sử cấp tỉnh.

Cuối cùng, thầy mo và các thành phần tham dự lễ cúng sẽ làm lễ cúng tổ tiên bản mường tại gia đình của người có chức vụ to nhất để báo cáo đã hoàn tất các thủ tục nghi lễ của bản mường và xin được phù hộ cho dân bản năm mới mọi điều tốt lành, mùa màng bội thu. 



Lễ Xên Đông được tổ chức dưới gốc cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi của bản mường với nghi lễ chu đáo, công phu.









Sau khi cúng rừng ở ngoài trời xong, thầy mo và các thành phần tham dự lễ cúng sẽ làm lễ cúng tổ tiên bản mường tại gia đình của người có chức vụ to nhất để báo cáo đã hoàn tất các thủ tục nghi lễ của bản mường và xin được phù hộ cho dân bản năm mới mọi điều tốt lành, mùa màng bội thu.

Lễ Xên Đông năm nay tuy quy mô nhỏ, ngắn gọn nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Ngoài việc giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn cho các thế hệ, lễ Xên Đông còn có ý nghĩa tâm linh giúp nhân dân yên tâm phấn khởi, thi đua lao động, sản xuất đạt kết quả cao. Đây cũng là phong tục độc đáo được gìn giữ, góp phần xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của dân tộc Thái trong vùng.
Thu Hạnh

Tags Lễ Xên Đông nét văn hóa Hạnh Sơn thị xã Nghĩa Lộ

Các tin khác
Hình ảnh xinh đẹp ngoài đời của Hoàng Phượng

Với vai diễn điện ảnh đầu tay "Tình yêu vô hình", diễn viên Hoàng Phượng vừa đạt giải "Diễn viên quốc tế xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim Quốc tế Paris 2021.

Nghệ nhân Lò Văn Biến truyền dạy những điệu xòe cổ cho thế hệ trẻ. (Ảnh: Thanh Miền)

Mùa xuân trước, tôi chọn hướng Lục Yên. Lượt đi, vào Thác Bà, rồi theo đường Đông Hồ mà ngược. Năm nay, tôi đi miền Tây, làm một chuyến qua Văn Chấn, Nghĩa Lộ, lên Mù Cang Chải. Lúc về, rẽ vào Trạm Tấu...

Không gian văn hóa trà Suối Giàng (xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn) đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua, tỉnh Yên Bái đã thu hút khoảng 50 nghìn lượt khách, trong đó khách có lưu trú gần 10.000 lượt (giảm 60% so với cùng kỳ); doanh thu ước đạt gần 20.000 tỷ đồng.

Trình diễn múa rùa của người Dao xã Xuân Tầm, huyện Văn Yên.

Tết nhảy của người Dao ở Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung đều có rất nhiều điệu múa truyền thống như: múa chạy cờ, múa kiếm, múa chuông, múa võ, múa lao động sản xuất nhưng đặc sắc nhất vẫn là múa rùa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục