Trạm Tấu nâng cao chất lượng phong trào văn hóa, văn nghệ

  • Cập nhật: Thứ năm, 26/8/2021 | 1:33:00 PM

YênBái - Chiếm phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, với các phong tục, tập quán, nét văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc truyền thống, huyện Trạm Tấu đã chú trọng khai thác tốt thế mạnh văn hóa dân tộc, xây dựng phong trào văn hóa văn nghệ (VHVN) trên địa bàn ngày càng phát triển, phù hợp với bản sắc vùng miền, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Múa khèn Mông. (Ảnh: Vũ Đồng)
Múa khèn Mông. (Ảnh: Vũ Đồng)

Bà Dương Phương Thảo - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện cho biết: "Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên các chương trình VHVN theo kế hoạch, định kỳ như đại hội thể dục thể thao các cấp cơ sở; hội diễn nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục các dân tộc... đều dừng tổ chức, nhưng tại các thôn, bản, các đội văn nghệ quần chúng vẫn đều đặn duy trì hoạt động".

" Hiện, toàn huyện có 36 đội văn nghệ quần chúng ở 12 xã, thị trấn, trong đó có 6 đội chuyên phục vụ khách du lịch, gồm: xã Hát Lừu 2 đội văn hóa Thái; thị trấn Trạm Tấu 1 đội văn nghệ tổng hợp, 3 đội văn hóa Mông ở 3 xã: Bản Mù, Bản Công và Xà Hồ với hàng chục tiết mục múa, hát độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc cùng nhiều đội văn nghệ không chuyên ở các cơ quan, đơn vị, phòng, ban chuyên môn. Huyện Trạm Tấu hiện có 4 nghệ nhân gồm 3 nghệ nhân Mông và 1 nghệ nhân Khơ Mú tích cực sáng tác, sưu tầm, khôi phục và gìn giữ các phong tục, bản sắc văn hóa của dân tộc, vừa phục vụ nhu cầu VHVN trong đời sống vừa để duy trì, bảo tồn văn hoá dân tộc”. Bà Thảo nói. 

Để chất lượng của các phong trào VHVN ở địa phương từng bước được nâng lên, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân, thực hiện Quyết định của HĐND tỉnh về việc Ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, huyện Trạm Tấu đã triển khai kịp thời đến các xã, thị trấn và hướng dẫn các địa phương về thủ tục hồ sơ để được hỗ trợ có thêm điều kiện trang bị đạo cụ, loa đài, dàn dựng tiết mục. 

Hiện, đã có 10/12 xã, thị trấn của huyện được hỗ trợ với các đội văn nghệ Khơ Mú, Thái, mức hỗ trợ 40 triệu đồng/đội và 60 triệu đồng đối với đội văn nghệ Mông. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đội văn nghệ hoạt động; khuyến khích quần chúng cùng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị VHVN truyền thống; tổ chức các lớp bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho cán bộ cơ sở; chú trọng xây dựng, đào tạo đội ngũ văn nghệ sỹ trẻ có chuyên môn nghiệp vụ, năng khiếu. 

Nghệ nhân Vì Thị Sai ở xã Túc Đán - người đã phục dựng được nhiều điệu dân vũ đặc sắc của người Khơ Mú chia sẻ: "Ngoài các tiết mục hát, múa đang duy trì, mấy năm gần đây, tôi đã tìm hiểu và khôi phục lại được 2 tiết mục múa cồng chiêng và múa tra lúa cho các cháu tập luyện và đã tham gia một số hội diễn của tỉnh, huyện đều được đánh giá cao”. 

Đặc biệt, với phần lớn là đồng bào Mông nên việc bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống của người Mông được huyện chú trọng quan tâm. Trong đó, tiết mục múa khèn "Chào quê hương đổi mới” của nghệ nhân Giàng A Tủa ở xã Tà Xi Láng, được đánh giá là tiết mục truyền thống đặc sắc.

Trao đổi với chúng tôi, nghệ nhân Giàng A Tủa cho biết: "Văn hoá Mông rất đa dạng và phong phú nhưng đặc sắc nhất vẫn là múa khèn. Tuy nhiên, thời gian qua, các tiết mục múa khèn tôi thấy không chỉ ở xã Tà Xi Láng mà ở nhiều nơi khác cũng chủ yếu là dùng khèn làm đạo cụ múa phụ họa, chứ khèn chưa được thể hiện là nhạc cụ chính. Bởi vậy, tôi đã dạy 2 diễn viên luyện tập múa khèn theo đúng bài bản truyền thống từ tiếng khèn, điệu múa để khèn vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ trong trình diễn”.  

Từ chú trọng phát triển các phong trào VHVN, chất lượng hoạt động VHVN của các địa phương trong huyện từng bước được nâng lên, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Đặc biệt, thông qua hoạt động VHVN, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng được lồng ghép hoặc thể hiện sinh động dưới hình thức sân khấu hóa để truyền tải đến nhân dân, góp phần tuyên truyền thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. 
A Mua

Tags Trạm Tấu văn hóa văn nghệ bản sắc xã Tà Xi Láng múa khèn

Các tin khác
Nghệ sĩ Bạch Mai

Nghệ sĩ Bạch Mai vừa qua đời lúc 23 giờ 10 ngày 25.8, thọ 73 tuổi, khiến giới nghệ sĩ và khán giả bàng hoàng, đau xót.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong

“Quyết định lịch sử” đi sâu khắc họa hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong đêm 25/1/1954, thời khắc lịch sử quan trọng của chiến dịch, với những suy nghĩ, trăn trở để đưa ra quyết định chắc chắn, sáng suốt và mang tính nhân văn.

Nhân kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021), cùng với bản sách in, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt và cung cấp miễn phí cho độc giả các bản điện tử tác phẩm giá trị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, nhân cách Đại tướng tại 2 địa chỉ stbook.vn và thuviencoso.vn.

Ảnh minh họa

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2021) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2021), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chỉ đạo Nhà hát Nghệ thuật Đương đại Việt Nam phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với tên gọi "Những mùa thu lịch sử", được phát sóng vào lúc 20 giờ 10 phút ngày 28/8 trên kênh VTV1 – Đài Truyền hình Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục