UNESCO công nhận thư pháp Arab là di sản văn hóa phi vật thể

  • Cập nhật: Thứ năm, 16/12/2021 | 2:28:06 PM

UNESCO đánh giá thư pháp Arab là phương thức thực hành nghệ thuật viết tay chữ Arab một cách uyển chuyển để truyền tải sự hài hòa, tinh tế và vẻ đẹp.

Nghệ thuật thư pháp Arab được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể.
Nghệ thuật thư pháp Arab được UNESCO đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 14/12 đã đưa thư pháp Arab, một nghệ thuật truyền thống quan trọng của thế giới Arab và Hồi giáo, vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể.

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong thông báo đăng tải trên trang mạng chính thức, UNESCO đánh giá thư pháp Arab là phương thức thực hành nghệ thuật viết tay chữ Arab một cách uyển chuyển để truyền tải sự hài hòa, tinh tế và vẻ đẹp.

Tính linh hoạt của chữ viết Arab mang lại khả năng biến hóa vô hạn ngay cả trong một từ duy nhất, vì các chữ cái có thể được kéo dài và biến đổi theo nhiều cách để tạo ra các mẫu tự khác nhau.

Trước đó, 16 quốc gia Hồi giáo chủ chốt do Saudi Arabia dẫn đầu đã đề nghị UNESCO xem xét công nhận nghệ thuật thư pháp Arab là Di sản văn hóa phi vật thể.

Trong tuyên bố chính thức do hãng thông tấn Saudi Arabia (SPA) phát đi cùng ngày, Bộ trưởng Văn hóa Saudi Arabia Badr bin Abdullah bin Farhan Al-Saud đã hoan nghênh quyết định của UNESCO, khẳng định động thái này sẽ góp phần phát triển và bảo tồn di sản văn hóa này.

Trong khi đó, đại diện Hiệp hội bảo tồn di sản Saudi Arabia, ông Abdelmajid Mahboub cho biết khi công nghệ phát triển, không còn nhiều người viết thư pháp Arab bằng tay, khiến số nghệ nhân thư pháp Arab giảm mạnh.

Do vậy, quyết định của UNESCO chắc chắn sẽ có tác động tích cực trong bảo tồn nét văn hóa truyền thống này.

Theo UNESCO, di sản văn hóa phi vật thể là nhân tố quan trọng trong duy trì đa dạng văn hóa trước bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển.

Những di sản này không chỉ mang yếu tố văn hóa mà còn là sự phong phú của tri thức và kỹ năng được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác

Tại Kỳ họp thứ 16 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đã ghi danh Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là niềm vinh dự, tự hào lớn đối với cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng bào dân tộc Thái và của 4 tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Sơn La và Điện Biên. Ghi nhận của Báo Yên Bái điện tử từ các đồng chí lãnh đạo trung ương, địa phương, nghệ nhân dân gian về sự kiện trọng đại này.

Nghệ thuật Xòe Thái đã chính thức được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự kiện này làm tăng thêm thêm niềm tự hào về bản bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam, trong đó đồng bào Yên Bái. Dịp này, Báo Yên Bái giới thiệu vòng xòe với sự tham gia 5.000 nghệ nhân trong Lễ hội Văn hóa, du lịch Mường Lò và Khám phá Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019.

Hiện nay, các hoạt động lớn nhằm ca ngợi và kỷ niệm các sự kiện quan trọng của Liên Xô vẫn thường xuyên nhận được sự hưởng ứng của người dân Nga - Ảnh tư liệu

Năm 2021 vừa tròn 30 năm Liên Xô - cường quốc xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - sụp đổ (1991-2001). Sự kiện này là thảm họa địa - chính trị lớn nhất không chỉ trong thế kỷ XX mà còn là trong toàn bộ lịch sử chính trị thế giới.

Màn đại xòe với sự tham gia của 5.000 người. (Ảnh: T.L)

Mường Lò được coi là đất Tổ của người Thái ở Tây Bắc. Bởi thế, đồng bào cũng quan niệm đây là nơi sản sinh ra các điệu xòe cổ, là ngọn nguồn của những vòng xòe. Xòe được hình thành và phát triển cùng với quá trình lịch sử hình thành bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái; nó gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của người Thái nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục