Không để tục “kéo vợ” truyền thống bị lợi dụng

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/3/2022 | 7:37:38 AM

YênBái - Thời gian qua, trên mạng xã hội lan truyền các đoạn clip về những thanh niên người Mông được cho là ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang) và thị xã Sa Pa (Lào Cai) thực hiện “kéo vợ” theo phong tục truyền thống nhưng gây phản cảm với không ít những bàn tán, phản đối từ dư luận.

Tục kéo vợ được coi là nghi thức truyền thống của các đôi trai gái người Mông yêu nhau chuẩn bị tiến tới kết hôn. Trong ảnh: Trang phục truyền thống của cô dâu chú rể trong đám cưới của người Mông huyện Văn Yên.
Tục kéo vợ được coi là nghi thức truyền thống của các đôi trai gái người Mông yêu nhau chuẩn bị tiến tới kết hôn. Trong ảnh: Trang phục truyền thống của cô dâu chú rể trong đám cưới của người Mông huyện Văn Yên.

>> Tảo hôn - những câu chuyện buồn

 
Cũng là một tỉnh miền núi, Yên Bái hiện có tỷ lệ đồng bào Mông chiếm trên 13% dân số toàn tỉnh, ngoài cư trú rải rác ở khắp các huyện, thị phần lớn sống tập trung ở 2 huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Nhìn nhận sự việc trên từ góc độ này, việc quan tâm để các phong tục, tập quán truyền thống được thực hiện chuẩn mực, không bị sai bản chất, làm ảnh hưởng xấu đến các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trong tỉnh nói chung và đồng bào Mông nói riêng là rất cần thiết.

Nói về phong tục "kéo vợ” của người Mông, ông Giàng A Su ở tổ dân phố 1, thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu - nguyên Bí thư Huyện ủy Trạm Tấu cũng là người am hiểu sâu rộng về phong tục, tập quán, văn hoá truyền thống của đồng bào Mông cho biết: "Phong tục "kéo vợ” của người Mông không biết có từ bao giờ, chỉ biết là vẫn được cộng đồng người Mông thực hiện làm bước khởi đầu cho các cô gái khi đi lấy chồng. 

Nói cách khác, phong tục "kéo vợ” được hiểu đơn giản là bước đánh dấu của các cặp đôi chuyển từ đang yêu nhau sang kết hôn để hai bên gia đình có lý do tiến hành làm thủ tục ăn hỏi, cưới xin. Hiện nay, mặc dù chuyện kết hôn của con cái đều do đôi trẻ tự tìm hiểu, yêu nhau, lựa chọn nhưng phần lớn các cặp đôi khi tiến đến kết hôn cũng vẫn thực hiện phong tục truyền thống "kéo vợ”. Đó là một hình thức đưa cô gái về ra mắt nhà chồng, làm thủ tục báo tổ tiên...”. 

Trên thực tế "kéo vợ” chỉ là một thủ tục được thực hiện trước khi các đôi trai gái người Mông yêu nhau chuẩn bị tiến đến bước kết hôn. Để cho việc "kéo vợ” được thuận lợi và đảm bảo theo chủ ý đã định thì chàng trai thường rủ thêm vài người bạn hoặc các anh, chú trong nhà đi cùng để phòng khi trên đường mà gặp phải người nhà, người thân cô gái thì còn có người giúp nói lý. 

Anh Chang A Nhà, bản Lùng Cúng, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải chia sẻ: "Mình mới lấy vợ được 3 năm nay. Lúc đi kéo, mình cũng rủ hai anh trai đi cùng nhưng mình và vợ đang yêu nhau nên kéo chỉ là để lấy lệ thôi chứ nó đã thích mình rồi, nó cũng đồng ý làm vợ mình rồi nên kéo đi mấy bước là nó bảo thả tay ra nó tự đi”. 

Theo tìm hiểu, đối với các cặp đôi người Mông trên địa bàn tỉnh hiện nay khi lấy nhau, phần lớn vẫn trải qua bước "kéo vợ” để đưa về ra mắt gia đình, tuy nhiên đều thực hiện đơn giản, lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục, chỉ mang tính hình thức, đặc biệt là các bước sau đó đều bám sát và thực hiện theo Luật Hôn nhân và Gia đình.
 
Để những phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của đồng bào Mông được gìn giữ và phát huy; đồng thời loại bỏ những hủ tục lạc hậu, rườm rà không còn phù hợp nếp sống mới trong việc cưới hỏi, nhất là không để phong tục "kéo vợ” bị lợi dụng, sai bản chất tốt đẹp vốn có, thiết nghĩ mỗi gia đình người Mông cần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc giáo dục con em mình giúp các bạn trẻ nêu cao ý thức hiểu đúng về các phong tục truyền thống, nhất là tục "kéo vợ”, đồng thời tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật trong thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình.

 Châu Á

Tags dân tộc Mông tục kéo vợ Trạm Tấu Mù Cang Chải Luật Hôn nhân và Gia đình

Các tin khác
Tranh minh họa

Mang dòng máu Việt, ăn cơm Việt, uống suối nguồn Việt, hít thở không khí Việt, phục vụ khán giả Việt mà không ít ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên trẻ thời nay lại tự gán ghép cho mình danh xưng ngoại lai lạ hoắc. Đó không chỉ là biểu hiện tự ti, thiếu lòng tự tôn dân tộc, mà còn là thái độ sùng ngoại, lai căng, từ đó làm méo mó tiếng Việt, làm biến dạng ngôn ngữ trong trẻo, tinh tế của ông cha. Ảnh minh họa

Phim Ranh giới của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư được chọn trình chiếu trong khuôn khổ một hội nghị truyền hình quốc tế, diễn ra tại Barcelona (Tây Ban Nha).

Bản demo ca khúc

Nhạc sĩ Huy Tuấn tiết lộ với PV, "Hãy tỏa sáng" (tên tiếng Anh: "Let's shine") - ca khúc chính thức của SEA Games 31 được anh viết trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt.

Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1724 - 1791)

UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản gửi Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) về việc đề nghị phối hợp trình UNESCO vinh danh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác nhân kỷ niệm 300 năm ngày sinh của đại danh y.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục