Yên Bái gìn giữ giá trị lịch sử - văn hóa của di tích

  • Cập nhật: Thứ sáu, 4/3/2022 | 7:38:25 AM

YênBái - Cách trung tâm tỉnh Yên Bái 42 km về phía Tây, Di tích lịch sử - văn hóa trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947 thuộc thôn 13, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn với diện tích được khoanh vùng bảo vệ trên 339m2. Đây là nơi ghi dấu mốc son, dấu tích sinh động lịch sử về truyền thống đấu tranh kháng chiến chống Pháp của nhân dân các dân tộc xã Tân Thịnh giàu truyền thống cách mạng.

Di tích lịch sử - văn hóa trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947 là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước cho các em học sinh.
Di tích lịch sử - văn hóa trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947 là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước cho các em học sinh.

Ngày 31/12/1947, quân Pháp mở cuộc tấn công vào căn cứ của ta. Du kích Tân Thịnh, Đại Lịch cùng với Đại đội 524 với khí thế cách mạng kiên cường, anh dũng đã tiêu diệt và bắt sống nhiều tên địch, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng, làm cho quân Pháp khiếp sợ và buộc phải đầu hàng, giao nộp nhiều vũ khí, đạn dược. 

Đây là một trong những trận phục kích hiệu quả, một trận đánh hay đã đi vào lịch sử đánh giặc của lực lượng vũ trang tỉnh Yên Bái và gây tiếng vang lớn. Sau trận phục kích tại Mỵ, địch điên cuồng điều quân từ đồn Đồng Bồ, Ba Khe, Ca Vịnh đánh vào Mỵ (lúc này bộ đội đã rút đi làm nhiệm vụ khác) với quân số đông, vũ khí hiện đại, tiến vào Mỵ theo 3 hướng. 

Do lực lượng ít, vũ khí thô sơ nên du kích đã mưu trí dùng "gậy ông lại đập lưng ông” để đánh địch. Du kích chia làm 3 mũi đón đánh địch, vừa đánh vừa rút, lừa cho chúng tập trung vào một điểm ta nổ súng dữ dội, rồi từ từ rút về căn cứ. 3 mũi của địch cùng tiến đánh, cứ tưởng quân ta nên chúng tự bắn nhau. Càng thua đau, bọn Pháp càng hung hãn và tàn ác.

Trong những ngày đầu kháng chiến, Tỉnh ủy Yên Bái chủ trương thành lập nhiều tổ, đội công tác và đội võ trang tuyên truyền để đưa về vùng địch tạm chiếm, bí mật xây dựng cơ sở, củng cố lực lượng quân sự, đồng thời phối hợp với du kích đánh địch. 

Sau khi Pháp tái chiếm Văn Chấn, chúng lập phân khu Nghĩa Lộ cùng với hệ thống đồn bốt, sân bay dày đặc dọc theo quốc lộ 13A từ Trấn Yên vào Nghĩa Lộ với hàng trăm quân được trang bị vũ khí hiện đại nhất, chiếm ưu thế hơn hẳn bộ đội ta, nhằm án ngữ con đường huyết mạch Yên Bái - Nghĩa Lộ bảo vệ cho phân khu Nghĩa Lộ và không cho lực lượng của ta tiến công đánh vào Nghĩa Lộ và các tỉnh Sơn La, Lai Châu… 

Sau nhiều trận càn quét của địch, bộ đội ta tạm thời rút về phía tả ngạn sông Hồng. Trước những thắng lợi đó, địch có tư tưởng chủ quan nhưng vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc càn quét lùng sục truy tìm triệt phá các cơ sở du kích của ta, bắt cóc cán bộ kết hợp với các cuộc hành quân nhằm khuếch trương lực lượng. 

Nhân dân các xã Tân Thịnh, Chấn Thịnh, Đại Lịch bị địch tạm thời chiếm đóng, song phong trào du kích vẫn được giữ vững, chính quyền và nhân dân có lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng ủng hộ bộ đội về mọi mặt, đã phối hợp với bộ đội đánh nhiều trận như: Đèo Din, Bãi Chám, Khe Bậu. 

Theo thời gian, trận đánh lịch sử chống Pháp tại làng Mỵ, xã Tân Thịnh được nhiều thế hệ người dân địa phương khắc ghi. Trận phục kích Pháp tại làng Mỵ đã đi vào lịch sử đánh giặc của xã Tân Thịnh. Đó là biểu tượng, là bản anh hùng ca của nhân dân các dân tộc huyện Văn Chấn trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. 

Với ý nghĩa đó, Di tích lịch sử văn hoá trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947 đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 621/QĐ-UBND ngày 27/5/2013 của UBND tỉnh Yên Bái.

Di tích lịch sử - văn hóa trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947 là "địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, gắn với học tập và giáo dục lịch sử địa phương, nhằm khơi dậy niềm tự hào và nâng cao ý thức cộng đồng trong gìn giữ, phát huy, quảng bá những giá trị lịch sử - văn hóa của di tích.

Trần Minh

Tags Yên Bái gìn giữ giá trị lịch sử văn hóa di tích

Các tin khác
Nhà văn Hoàng Thế Sinh (trái) và nhà văn Nguyễn Văn Hồng (phải)

Hai nhà văn Việt Nam vừa được "gọi tên" tại Giải thưởng văn học sông Mekong lần thứ 12 -năm 2021 là nhà văn Hoàng Thế Sinh với tiểu thuyết "Cánh đồng Chum mùa hoa ban" và nhà văn Nguyễn Văn Hồng với tiểu thuyết "Pailin thời máu lửa".

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 được tỉnh Phú Thọ tổ chức theo quy mô cấp tỉnh. Ảnh tư liệu

Tỉnh ủy Phú Thọ đã kết luận về Kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội, Đất Tổ Hùng Vương”.

Phim điện ảnh

Tác phẩm của đạo diễn Aaron Toronto vừa đón nhận tin vui trong những ngày đầu năm từ Liên hoan phim (LHP) Santa Fe 2022 - một trong những LHP độc lập hàng đầu tại Hoa Kỳ được tổ chức từ năm 1999.

Đồng tiền xu hiếm hoi có hình hoàng đế bị ám sát

Các nhà khai quật ở Hungary đã phát hiện ra một đồng xu La Mã bằng vàng "cực hiếm" có hình khuôn mặt của một vị hoàng đế La Mã bị sát hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục