Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 được tổ chức quy mô cấp tỉnh

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/3/2022 | 7:38:26 AM

Tỉnh ủy Phú Thọ đã kết luận về Kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội, Đất Tổ Hùng Vương”.

Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 được tỉnh Phú Thọ tổ chức theo quy mô cấp tỉnh. Ảnh tư liệu
Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 được tỉnh Phú Thọ tổ chức theo quy mô cấp tỉnh. Ảnh tư liệu

Theo kết luận, Tỉnh ủy Phú Thọ đồng ý tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022 gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Năm Nhâm Dần 2022, Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức quy mô cấp tỉnh gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ". Phần Lễ sẽ có: Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 6/3 âm lịch; Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng ngày 10/3 âm lịch và Lễ dâng hoa tại Bức phù điêu "Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong”. 

Lễ dâng hương của các huyện, thành, thị tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng do các địa phương chủ động, đảm bảo với điều kiện, tình hình thực tế. Đối với Lễ rước kiệu của các xã, phường, thị trấn vùng ven Khu di tích về Đền Hùng, các địa phương điều chỉnh số lượng người tham gia nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19. 

Về phần hội, tỉnh có một số điều chỉnh: Hội thi Bơi chải trên Hồ công viên Văn Lang chuyển sang sáng 9/3 âm lịch; không tổ chức Hội thi Bơi chải trên Sông Lô; tổ chức chương trình nghệ thuật phục vụ Lễ hội Đền Hùng vào tối 9/3 âm lịch tại sân khấu ngoài trời (Hồ công viên Văn Lang).

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan thành lập Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022 và chuẩn bị đầy đủ các nội dung liên quan đến các hoạt động đảm bảo an toàn, thiết thực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về công tác phòng, chống dịch COVID-19. 

Tỉnh đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022 gắn với kỷ niệm 10 năm UNESCO công nhận "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cùng với đó, tỉnh chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức Lễ động thổ (khởi công) công trình xây dựng Nhà Văn hóa nghệ thuật vào Chủ nhật, ngày 10/3 âm lịch (sau khi kết thúc Lễ dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng). 

Tỉnh cũng thống nhất về nội dung, thành phần Lễ dâng hương của các huyện, thành, thị; hướng dẫn việc tổ chức Lễ rước kiệu của các xã vùng ven, Hội thi gói nấu bánh chưng và giã bánh giầy; xây dựng phương án đảm bảo thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian lễ hội. 

Công an tỉnh chủ trì, phối hợp xây dựng kế hoạch bảo vệ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các đại biểu về dự lễ và các hoạt động trong thời gian tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm Nhâm Dần 2022 trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban MTTQ tỉnh tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích các gia đình trên địa bàn tỉnh có mâm cơm đảm bảo trang nghiêm, đầm ấm để tưởng nhớ, tri ân công đức tổ tiên chung của dân tộc vào ngày 10/3 âm lịch.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Phim điện ảnh

Tác phẩm của đạo diễn Aaron Toronto vừa đón nhận tin vui trong những ngày đầu năm từ Liên hoan phim (LHP) Santa Fe 2022 - một trong những LHP độc lập hàng đầu tại Hoa Kỳ được tổ chức từ năm 1999.

Đồng tiền xu hiếm hoi có hình hoàng đế bị ám sát

Các nhà khai quật ở Hungary đã phát hiện ra một đồng xu La Mã bằng vàng "cực hiếm" có hình khuôn mặt của một vị hoàng đế La Mã bị sát hại.

Tục kéo vợ được coi là nghi thức truyền thống của các đôi trai gái người Mông yêu nhau chuẩn bị tiến tới kết hôn. Trong ảnh: Trang phục truyền thống của cô dâu chú rể trong đám cưới của người Mông huyện Văn Yên.

Thời gian qua, trên mạng xã hội lan truyền các đoạn clip về những thanh niên người Mông được cho là ở huyện Mèo Vạc (Hà Giang) và thị xã Sa Pa (Lào Cai) thực hiện “kéo vợ” theo phong tục truyền thống nhưng gây phản cảm với không ít những bàn tán, phản đối từ dư luận.

Tranh minh họa

Mang dòng máu Việt, ăn cơm Việt, uống suối nguồn Việt, hít thở không khí Việt, phục vụ khán giả Việt mà không ít ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên trẻ thời nay lại tự gán ghép cho mình danh xưng ngoại lai lạ hoắc. Đó không chỉ là biểu hiện tự ti, thiếu lòng tự tôn dân tộc, mà còn là thái độ sùng ngoại, lai căng, từ đó làm méo mó tiếng Việt, làm biến dạng ngôn ngữ trong trẻo, tinh tế của ông cha. Ảnh minh họa

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục