Nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội thông tin, nhạc sĩ Văn Dung, nguyên Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, tác giả ca khúc “Những bông hoa trong vườn Bác” đã qua đời tối 8-3, tại Hà Nội, ở tuổi 86.
|
Nhạc sĩ Văn Dung.
|
Nhạc sĩ Văn Dung, tên đầy đủ là Nguyễn Văn Dung, sinh năm 1936, quê ở Hà Nội. Thời trẻ, ông tham gia tích cực phong trào ca hát của học sinh, thanh niên Thủ đô. Ông đã tốt nghiệp Trường Báo chí Trung ương (Trường Nguyễn Ái Quốc Phân hiệu II, nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Cuối năm 1960, nhạc sĩ về công tác tại Ban Công nghiệp, Đài Tiếng nói Việt Nam. Một thời gian ngắn sau, ông được chuyển sang làm biên tập viên âm nhạc của Đài Tiếng nói Việt Nam. Tại đây, ông đã miệt mài học hỏi, trau dồi kiến thức âm nhạc, đồng thời có nhiều chuyến đi thực tế tới các công - nông - lâm trường - xí nghiệp và chiến trường trên cả nước. Năm 1962, ông đã có những sáng tác bước đầu, như: "Thuyền đi đón lúa”, "Ai đưa sông nước lên đồi”…
Nhạc sĩ Văn Dung là tác giả của nhiều ca khúc cổ vũ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, như: "Giải phóng quân ta ra đi”, "Tiến về Khe Sanh”, "Đường Trường Sơn xe anh qua”, "Bài ca Đường 9 chiến thắng”… Ông có nhiều ca khúc về các ngành nghề, vùng miền: "Vinh quang công nhân Việt Nam”, "Hương lúa chiêm xuân”, "Tình ca đất mỏ”, "Vì một hành tinh xanh”, "Chiều xa thành phố cảng”… Ông cũng là tác giả bài hát "Hành khúc thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh”.
Ca khúc được biết đến nhiều nhất của nhạc sĩ Văn Dung là "Những bông hoa trong vườn Bác”, được ông viết năm 1977. Ông còn có nhiều ca khúc viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, như: "Tên Người sáng niềm tin”, "Tôi vẫn nghe sóng hát tên Người”, "Pác Bó nơi còn ấm tình Bác”, "Tiếng Người nói ngày ấy”…
Bên cạnh sáng tác, ông từng là Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, tích cực tụ hội những tên tuổi âm nhạc Thủ đô và cả nước, tổ chức nhiều hoạt động thực tế, giới thiệu, trao đổi, cổ vũ sáng tác, góp phần tạo nên đời sống âm nhạc phong phú cho Hà Nội.
Với những cống hiến cho nền âm nhạc nước nhà, nhạc sĩ Văn Dung được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2001.
(Theo HNMO)
Với chủ đề “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc”, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 do Bộ VH-TT-DL tổ chức sẽ có nhiều hoạt động phong phú nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Lễ khai mạc diễn ra tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ vào tối qua (05/3). Đây là sự kiện đầu tiên, chính thức mở đầu cho chuỗi hoạt động Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh lần 8.
Lễ hội tranh đầu pháo được tổ chức với nhiều nghi thức độc đáo như khai quang mở mắt rồng, lễ khao quân, lễ tế thần, lễ rước thần. Điểm nhấn trong lễ hội là các điệu múa rồng, múa lân, tranh đầu pháo.
Bộ phim “Tòa án vị thành niên” với những vụ án thảm khốc về tội phạm vị thành niên đã trở thành những thước phim đẫm nước mắt, thu hút khán giả.