Cao Bằng: Lễ hội tranh đầu pháo được công nhận là di sản phi vật thể

  • Cập nhật: Thứ bảy, 5/3/2022 | 9:35:38 AM

Lễ hội tranh đầu pháo được tổ chức với nhiều nghi thức độc đáo như khai quang mở mắt rồng, lễ khao quân, lễ tế thần, lễ rước thần. Điểm nhấn trong lễ hội là các điệu múa rồng, múa lân, tranh đầu pháo.

Lễ hội Tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.
Lễ hội Tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Ngày 4/3, Ủy ban Nhân dân huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng tổ chức đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên. 

Lễ hội tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên là lễ hội dân gian truyền thống có từ lâu đời và lớn nhất tỉnh Cao Bằng.

Lễ hội gắn với ngôi miếu cổ Bách Linh. Miếu Bách Linh có từ thời nhà Lý, là nơi thờ 100 điều linh thiêng, đứng đầu là con rồng (một trong tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng). Chính vì lẽ đó, nghi lễ đầu tiên chính là khai quang mở mắt rồng.

Lễ hội tranh đầu pháo được tổ chức với nhiều nghi thức độc đáo như khai quang mở mắt rồng, lễ khao quân, lễ tế thần, lễ rước thần. Điểm nhấn trong lễ hội là các điệu múa rồng, múa lân và tranh đầu pháo theo đúng tên gọi của lễ hội. 

Lễ hội gắn với huyền tích dân gian. Sau khi đánh tan quân xâm lược nhà Tống, bảo vệ bờ cõi phía Bắc nước Đại Việt dưới thời nhà Lý, thế kỷ XI, tại các địa phương đi qua, Nùng Trí Cao tổ chức khao quân ăn mừng chiến thắng.

Khi đến vùng đất Quảng Nguyên (Quảng Hòa ngày nay) đúng vào dịp Lễ hội tranh đầu pháo, trong lễ khao quân, Nùng Trí Cao chọn bãi đất phẳng và huy động trai tráng trong vùng chia thành nhiều đội để tranh đầu pháo, đội nào thắng, tranh được đầu pháo sẽ gặp may mắn, tài lộc cả năm.

Nùng Trí Cao cho quân lính quay lợn và làm rất nhiều mâm cơm đặt trước cửa các nhà trong vùng để tất cả những người đến chơi hội đều được ăn mừng chiến thắng.

Hằng năm, Lễ hội tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên được tổ chức từ chiều 30 tháng Giêng đến hết ngày mùng 2/2 Âm lịch với ý nghĩa mở đầu cho mọi hoạt động của một năm mới, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống thanh bình, thịnh vượng. Lễ hội là dịp tưởng nhớ các vị tiền nhân có công với dân, với nước.

Với nhiều ý nghĩa, Lễ hội tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt theo Quyết định số 2745/QĐ-BVHTTDL ngày 30/9/2020 về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Dàn diễn viên “Tòa án vị thành niên” diễn xuất thần, đảm bảo tính khốc liệt và nhân văn trong phim.

Bộ phim “Tòa án vị thành niên” với những vụ án thảm khốc về tội phạm vị thành niên đã trở thành những thước phim đẫm nước mắt, thu hút khán giả.

Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Ban sẽ được tổ chức vào 20h00 ngày 13/3.

Chương trình khai mạc Lễ hội Hoa Ban năm 2022 của tỉnh Điện Biên đã được Ban tổ chức điều chỉnh thời gian vào đúng ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3/1954). Trong kế hoạch trước đó, Lễ hội được tổ chức khai mạc vào 20h00 ngày 12/3.

Di tích lịch sử - văn hóa trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947 là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước cho các em học sinh.

Cách trung tâm tỉnh Yên Bái 42 km về phía Tây, Di tích lịch sử - văn hóa trận đánh Pháp tại làng Mỵ năm 1947 thuộc thôn 13, xã Tân Thịnh, huyện Văn Chấn với diện tích được khoanh vùng bảo vệ trên 339m2. Đây là nơi ghi dấu mốc son, dấu tích sinh động lịch sử về truyền thống đấu tranh kháng chiến chống Pháp của nhân dân các dân tộc xã Tân Thịnh giàu truyền thống cách mạng.

Nhà văn Hoàng Thế Sinh (trái) và nhà văn Nguyễn Văn Hồng (phải)

Hai nhà văn Việt Nam vừa được "gọi tên" tại Giải thưởng văn học sông Mekong lần thứ 12 -năm 2021 là nhà văn Hoàng Thế Sinh với tiểu thuyết "Cánh đồng Chum mùa hoa ban" và nhà văn Nguyễn Văn Hồng với tiểu thuyết "Pailin thời máu lửa".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục