Ra mắt vở nhạc kịch ''Người cầm lái'' về hình tượng Bác Hồ

  • Cập nhật: Thứ tư, 13/4/2022 | 7:39:40 AM

Vở nhạc kịch “Người cầm lái” do Nhà hát Công an nhân dân thực hiện về cuộc đời, sự nghiệp của Bác, nhân kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022) và kỷ niệm 40 năm thành lập Nhà hát Công an nhân dân (1982-2022), sẽ ra mắt khán giả vào ngày 24-4 và 17-5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Hình tượng nghệ thuật về Bác khi hoạt động ở nước ngoài.
Hình tượng nghệ thuật về Bác khi hoạt động ở nước ngoài.

Tác phẩm do biên đạo múa Nguyễn Thị Tuyết Minh viết kịch bản và tổng đạo diễn; nhạc sĩ sáng tác Đình Thắng, Hoàng Huy, Duy Minh; biên đạo múa Tuyết Minh, Mạnh Quyền.

Vở nhạc kịch "Người cầm lái” gồm 3 hồi: "Quê hương”, "Tiếng vọng non sông”, "Chuyến tàu định mệnh”, kể về quá trình Người bôn ba ở nước ngoài tìm đường cứu nước rồi trở về hoạt động cách mạng.

Trong đó, khán giả được gặp hình tượng Bác Hồ ở nhiều khoảng không gian, thời gian khác nhau, như khi còn nhỏ cùng với cha mẹ, trải qua mất mát khi mẹ qua đời, những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, hoạt động ở Pháp, Mỹ, Trung Quốc… rồi về nước. 


Hình tượng nghệ thuật về Bác khi về nước hoạt động cách mạng.

Tại cuộc gặp gỡ báo chí ngày 12-4, Thượng tá, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thị Thúy Hiền, Giám đốc Nhà hát Công an nhân dân cho biết, đây là lần đầu tiên Nhà hát Công an nhân dân dàn dựng tác phẩm nhạc kịch về hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vượt qua nhiều thử thách, khó khăn về nhân lực, kỹ thuật, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nghệ sĩ, ê-kíp dàn dựng đã nỗ lực để mang đến khán giả một tác phẩm hấp dẫn và giàu ý nghĩa.

Tổng đạo diễn Nguyễn Thị Tuyết Minh chia sẻ, toàn bộ âm nhạc, nghệ thuật múa của tác phẩm đều được sáng tác riêng cho vở diễn. Trong đó, ê-kíp sáng tạo sử dụng hình thức giao hưởng - đại hợp xướng kết hợp với sân khấu kịch hát dân tộc, cùng ngôn ngữ múa dân gian đương đại đặc sắc. Tác phẩm có sự tham gia của hơn 100 nghệ sĩ ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Yến trăn trở và cảm thương sâu sắc với phận người phụ nữ trong mỗi truyện ngắn

Tôi lấy câu chú “Baba nam Kevalam” (nghĩa là: tình yêu thương ở khắp mọi nơi) trong truyện ngắn Vũ điệu Kaoshikii làm tên cho bài viết này. 12 truyện ngắn, “Vách gỗ” (Nhà xuất bản Hội Nhà văn - năm 2021) là sự tiếp nối tấm lòng cảm thương sâu sắc với những phận người của cây bút Nguyễn Thị Ngọc Yến.

Tuần phim ASEAN là hoạt động tăng cường kết nối về văn hóa, thúc đẩy sự phát triển chung giữa các nước trong hiệp hội. (Ảnh minh họa)

Hoạt động được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN, được đảm bảo tuân thủ công tác phòng dịch COVID-19, hướng đến kết nối văn hóa và xây dựng cộng đồng Đông Nam Á hòa bình, bền vững.

Một nghệ nhân làm gốm trình diễn ở Ai Cập. Ảnh minh họa.

Theo ông Mustafa Waziri - Tổng Thư ký của Hội đồng tối cao về cổ vật ở Ai Cập, xưởng gốm từ thời La Mã có nhiều lò nung, trong đó có hai lò nung được đục và tạo nên ngay trên những bức tường đá.

Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Làng Sen năm 2022 kéo dài 3 ngày, từ 17-19/5

Lễ hội Làng Sen năm 2022 sẽ được tổ chức trong 3 ngày với nhiều hoạt động đặc sắc, ý nghĩa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục