Chiến trường miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 qua ký hoạ kháng chiến

  • Cập nhật: Thứ bảy, 23/4/2022 | 7:44:47 AM

70 tác phẩm ký hoạ kháng chiến miền Nam được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội từ 26/4 đến 8/5.

Một tác phẩm ký họa của danh họa Tô Ngọc Vân.
Một tác phẩm ký họa của danh họa Tô Ngọc Vân.

Triển lãm chuyên đề "Ký họa kháng chiến miền Nam” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh tổ chức nhân dịp kỷ niệm 47 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022). Trưng bày đồng thời là dịp để tri ân người chiến sĩ- họa sĩ đã có công đóng góp sức lực cho cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc, mang lại  thái bình cho đất nước và tôn vinh những người nghệ sĩ đã đóng góp trí lực làm dày thêm trang sử Việt Nam bằng nghệ thuật.

Triển lãm giới thiệu đến công chúng 70 ký họa (thuộc sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh), được các hoạ sĩ sáng tác trực tiếp trên chiến trường miền Nam trong giai đoạn 1954-1975. Các "trang nhật ký chiến trường” bằng hội hoạ về con người, cuộc sống, vùng đất và cuộc chiến tranh cam go của quân và dân Nam Bộ thời kỳ này được thể hiện qua nhiều chất liệu như màu nước, bột màu, bút sắt, chì… Trong đó, công chúng có dịp thưởng lãm nhiều ký hoạ của nhiều hoạ sĩ nổi tiếng như:  Xuân trong hầm Pháo (Thái Hà), Nghỉ đêm trong làng (Thái Hà), Trận Bình Giã 1965 (Huỳnh Phương Đông), Trên đường vào Nam cắt tóc (Lê Lam), Chị Quyên (Lê Lam)….

Triển lãm mở cửa từ ngày 26/4 đến hết ngày 8/5 tại Không gian triển lãm chuyên đề, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

(Theo CAND)

Các tin khác
Một số hình ảnh trưng bày trống đồng, hiện vật cổ tại Bảo tàng cổ vật Đông Sơn.

Những trống đồng cổ có cách đây hàng nghìn năm lưu giữ giá trị lịch sử, văn hoá, tinh thần của cư dân Việt cổ đang được lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Đông Sơn (tại số 1, đường Cù Chính Lan, phường Đông Thọ, TP Thanh Hoá).

Hồng Nhung và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: Dương Minh Long

Hồng Nhung lần đầu viết sách kể chuyện từ bé đến trưởng thành, trong đó có 10 năm gắn bó nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Tác phẩm khắc họa người tình kiêm nàng thơ của Picasso một thuở - nàng Marie-Thérèse Walter trong hình dáng của một loài sinh vật biển (Ảnh: The Guardian).

Bức tranh chân dung khắc họa vẻ đẹp người tình của Picasso - nàng Marie-Thérèse Walter. Vẻ đẹp của người đẹp có thể khó cảm nhận, nhưng giá tranh thì... "nghe xong, sốc liền".

Nhằm tri ân công lao đóng góp của Nhà sử học Lê Văn Hưu cho nền văn hóa và sử học nước nhà, ngày 21/4, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 700 năm ngày mất của ông (1322-2022).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục