“Bình minh phía trước” tái hiện hành trình tuổi trẻ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ

  • Cập nhật: Thứ năm, 30/6/2022 | 7:43:15 AM

Bộ phim truyện truyền hình mang tên “Bình minh phía trước” tái hiện hành trình tuổi trẻ và những năm tháng hoạt động cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ sẽ chính thức ra mắt nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 - 09/7/2022).

Poster bộ phim Bình minh phía trước.
Poster bộ phim Bình minh phía trước.

Phim gồm 10 tập, thời lượng 45 phút/ tập sẽ phát sóng trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam. Đây là bộ phim lịch sử được thực hiện theo đơn đặt hàng của tỉnh Bắc Ninh, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (09/7/1912 - 09/7/2022).

Phim tái hiện hành trình tuổi trẻ và những năm tháng hoạt động cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ những năm 1920 - 1930. Ông sinh ra trong giai đoạn lịch sử đầy biến động, khi Việt Nam đang trong đêm dài dưới ách đô hộ của thực dân Pháp. Sống trong đất nước thuộc địa với những kiếp người cùng khổ, chàng thanh niên Nguyễn Văn Cừ với tinh thần yêu nước, trong hành trình tuổi trẻ của mình đã tìm thấy ánh sáng và chân lý.

Thông qua bộ phim nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ; giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc về thân thế, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo Tuổi trẻ - Chí lớn - Tài cao – Đức cả của cách mạng Việt Nam; Người con ưu tú của dân tộc và quê hương Bắc Ninh.

Bộ phim do đạo diễn, NSƯT Bùi Tuấn Dùng viết kịch bản và đạo diễn. Đây là một trong những đạo diễn thành công với dòng phim truyện nhựa, phim truyền hình về đề tài lịch sử với nhiều bộ phim lớn về chiến tranh và chân dung lãnh tụ. Hầu hết các bộ phim do anh thực hiện trong cả 2 vai trò biên kịch và đạo diễn đều đem về cho anh nhiều giải thưởng cao tại các kỳ liên hoan phim.

"Bình minh phía trước” là câu chuyện về một thanh niên An Nam trong đêm dài Đông Dương đi tìm ánh sáng và chân lý; về quá trình quan sát, nhận thức, tư duy, hành động và trưởng thành và anh dũng hi sinh của một nhân vật lịch sử. Bộ phim cũng tái hiện câu chuyện về một xã hội thuộc địa thực dân nửa phong kiến phức tạp với nhiều khối mâu thuẫn, xung đột chồng chéo nhưng rất giàu tính văn hoá và tràn đầy tình yêu thương.


Diễn viên trẻ Nguyễn Thanh Tuấn (đội mũ cối) trong vai Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ 


Bộ phim tái hiện hình ảnh một xã hội thuộc địa thực dân nửa phong kiến phức tạp với nhiều khối mâu thuẫn, xung đột chồng chéo...

Trên nền tảng của một kịch bản có chất lượng tốt đã được Hội đồng thẩm định thông qua, bộ phim được xây dựng công phu, giàu cảm xúc, bố cục mạch lạc, nội dung hấp dẫn; phản ánh đầy đủ, toàn diện những địa danh đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã sinh sống, học tập, chiến đấu hoạt động cách mạng và hy sinh oanh liệt. Thông qua đó, đã tái hiện thời tuổi trẻ hoạt động cách mạng của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, khắc họa chân dung của nhà cách mạng trẻ tuổi, tài năng, kiên trung, xuất thân từ một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước và trong bối cảnh xã hội thực dân phong kiến những năm đầu thế kỷ XX.

Để hoàn thiện được tác phẩm này, từ khâu kịch bản cho đến quá trình sản xuất, đoàn làm phim phải đi khảo sát gần 20 tỉnh và thành phố trên toàn quốc và chọn 13 tỉnh, thành phố từ Bắc - Trung – Nam để dựng và quay phim (Hà Nội; Hưng Yên; Nam Định; Phú Thọ; Thái Bình; Ninh Bình; Hải Phòng; Quảng Ninh; Quảng Ngãi; Hồ Chí Minh; Long An; Sóc Trăng; Bà Rịa - Vũng Tàu).

Bộ phim được đầu tư công phu từ bối cảnh, phục trang, đạo cụ, diễn viên... Các diễn viên được casting rất kỹ và phải trải qua khoảng thời gian dài mới chọn được một dàn diễn viên có thực lực và tên tuổi. Vai chính của bộ phim do diễn viên trẻ Nguyễn Thanh Tuấn đảm nhiệm. Đây được coi là vai diễn khó nhất và phải mất cả năm trời tìm kiếm đạo diễn và ê kíp mới phát hiện ra.

Để hoá thân vào vai Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thanh Tuấn phải đọc rất nhiều tài liệu liên quan đến ông, nghiên cứu vai diễn và gần như thuộc lòng kịch bản với những lời thoại rất sâu sắc và trí tuệ. Anh phải luyện tập rất nhiều kỹ năng như côn đao, quyền cước từ nhiều tháng trước khi quay; chăm chút để hình thể vạm vỡ, phù hợp với chân dung nhân vật. Sự nỗ lực và nhiệt huyết cho vai diễn, Nguyễn Thanh Tuấn đã thể hiện được cơ bản thần thái, cốt cách của một lãnh tụ cách mạng.


... nhưng rất giàu tính văn hoá và tràn đầy tình yêu thương.

Ngoài vai diễn chính Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, các vai diễn khác đan cài được nhiều câu chuyện, nhiều số phận với nhiều nét đặc thù riêng trong vai trò chính diện và phản diện, có thể kể đến những nghệ sĩ tên tuổi tiêu biểu như: NSƯT. Vũ Đình Thân vai ông Đồ Quán; NSƯT. Hoàng Hải vai Đốc Lộc; Diễn viên Phạm Anh Tuấn vai Lý Tam; Diễn viên Đỗ Minh Hiếu vai Ấm Bân; Diễn viên Hứa Khải vai Lãnh Phong; Diễn viên, Võ sư Nguyễn Văn Thắng vai Đội Thiết; Diễn viên Việt Hoàng vai Ân; Diễn viên Thục Anh vai Na; Diễn viên Phương Lan vai bà Đồ; Diễn viên Nguyễn Huyền Trang vai Bà Tư…

Khác với một số phim trước đây làm về đề tài lịch sử, "Bình minh phía trước” có cách tiếp cận nhiều khác biệt. Bằng phong cách kể chuyện hiện đại, phim không cố mô phỏng, minh hoạ một chân dung lãnh tụ lịch sử được ghi chép mà thông qua khối mâu thuẫn xã hội đi sâu vào đời sống văn hoá, chính trị của cả một thế giới mà nhân vật đang sống với hàng loạt những nhân vật thứ, phụ có quan hệ trực tiếp với nhân vật chính mà thông qua họ hình thành lên chân dung của nhân vật chính.

Quá trình sản xuất và hậu kỳ thực hiện liên tiếp trong 6 tháng cả ngày và đêm. Mặc dù sản xuất phim trong giai đoạn khó khăn về dịch bệnh COVID -19 nhưng đoàn phim đã nỗ lực không ngừng cả ban ngày và ban đêm để đảm bảo bộ phim phát sóng vào đúng dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ (9/07/1912- 9/07/2022).

(Theo dangcongsan.vn)

Các tin khác
Học sinh trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ tìm hiểu lịch sử cách mạng qua hoạt động trải nghiệm thực tế tại Căng và Đồn Nghĩa Lộ.

Thiết thực chào mừng kỉ niệm 70 năm Ngày giải phóng Nghĩa Lộ (18/10/1952 - 18/10/2022), Thị ủy Nghĩa Lộ tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Nghĩa Lộ - Tự hào 70 năm lịch sử và truyền thống cách mạng”.

Lâu nay, mỗi khi nói đến văn học thiếu nhi hiện tại, các nhà phê bình lớn tuổi hay các nhà báo thường đánh giá: “Văn học thiếu nhi hiện tại mỏng, thiếu những tác phẩm có giá trị và ít các cây bút sáng tác tầm cỡ như lớp trước!”. Tuy nhiên, đã đến lúc phải xem lại để hiểu hơn về văn học thiếu nhi đương đại. Theo nhà văn Trần Đức Tiến - Trưởng Ban Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam, văn học thiếu nhi của thế kỷ XXI vẫn theo đúng dòng chảy tự nhiên với nhiều tác phẩm, cây bút mới tài năng và hiện đại, đáp ứng nhu cầu đọc của tuổi thơ.

Đại diện lãnh đạo thị xã Nghĩa Lộ và Ban Tổ chức trao giải cho các đội tuyên truyền lưu động đoạt giải A toàn đoàn.

Tối 28/6, tại Trung tâm Văn hoá - Thể thao thị xã Nghĩa Lộ, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải và công diễn các tiết mục xuất sắc Hội thi Tuyên truyền lưu động tỉnh Yên Bái lần thứ XV, năm 2022.

Tranh Đôi bờ sông Hồng

Mới đây, bức tranh Đôi bờ sông Hồng của họa sĩ Lê Văn Đệ đã được bán với giá 220.000 euro (5,4 tỉ đồng) trong phiên đấu giá của nhà Millon/Asium tại Paris (Pháp). Số tiền trên đã giúp tác phẩm trở thành bức tranh đạt giá cao nhất trong phiên đấu giá tranh Mỹ thuật Việt Nam - Từ truyền thống đến hiện đại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục