Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 có quy mô lớn nhất từ trước đến nay

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/2/2023 | 2:23:06 PM

Sáng 10-2, tại Hà Nội, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo giới thiệu lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với chủ đề "Buôn Ma Thuột-Điểm đến của cà phê thế giới".

Họp báo giới thiệu Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8.
Họp báo giới thiệu Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ diễn ra trong 5 ngày từ ngày 10 đến 14-3, tại TP Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh Đắk Lắk.

Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, cho biết lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ được tổ chức quy mô lớn hơn so với những lần trước, hình thức thể hiện theo xu hướng hội nhập quốc tế cùng phong cách hiện đại làm nổi bật chủ đề chính.

Lễ hội có 18 hoạt động chính thức và một số hoạt động hưởng ứng đặc sắc, hấp dẫn. Trong đó, một số hoạt động mới như: Cuộc thi video clip giới thiệu về cà phê Buôn Ma Thuột với chủ đề "Chuyện kể về cà phê Buôn Ma Thuột"; biểu diễn vở ca kịch "Khát vọng Dam Săn"; lễ hội ánh sáng; triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề "Văn hóa cà phê Việt Nam-Hành trình kiến tạo văn hóa thế giới" và "Lịch sử cà phê thế giới"; hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê…

Trong thời gian diễn ra Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, tỉnh Đắk Lắk sẽ mời 160 cơ quan, đơn vị quốc tế tham gia. Có 54 cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài (44 đại sứ quán, 10 tổng lãnh sứ quán); 57 tổ chức quốc tế (5 tổ chức, nhà tài trợ nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, 8 hiệp hội, doanh nghiệp cà phê và 44 tổ chức quốc tế khác); 17 tỉnh, thành phố, 3 đoàn nghệ thuật các nước và 29 cơ quan báo chí nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

Cũng theo ông Hà, lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 tiếp tục quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới. Đồng thời góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, lễ hội góp phần tôn vinh người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê. Lễ hội cũng là dịp để tỉnh Đắk Lắk giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh, xúc tiến, thu hút đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác trên địa bàn tỉnh.

(Theo NLĐO)

Các tin khác
Thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Đức Mầu - Phó Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên trao Bằng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền Hạ Bằng La cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Việt Cường.

Sáng 9/2, xã Việt Cường, huyện Trấn Yên tổ chức Lễ đón nhận Bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Hạ Bằng La và đưa Khu di tích vào phục vụ sinh hoạt văn hóa tâm linh của đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Rìu tay Rộc Gáo

Nhờ phát hiện bộ công cụ đá An Khê, thời điểm mở đầu lịch sử VN được xác nhận vào khoảng 80 vạn năm trước chứ không phải 50 vạn năm trước.

Lễ thực hành then của người Thái Mường Lò

Then - một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Thái ở Nghĩa Lộ. Hiện nay, thị xã Nghĩa Lộ đã có nhiều cách làm hay để gìn giữ và phát triển các lễ thực hành Then của người Thái Mường Lò.

Nghi thức tịch điền tại Lễ hội Lồng tồng, xã Xuân Lai, huyện Yên Bình.

Từ các lễ hội xuân đặc sắc của các địa phương huyện Yên Bình đã làm phong phú thêm cho đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước nâng tầm các di sản văn hóa, bảo tồn và làm giàu thêm giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất Thu Vật xưa với cộng đồng các dân tộc Tày, Kinh, Nùng, Dao, Cao Lan...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục