Phim tài liệu "80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam"

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/2/2023 | 8:42:11 AM

Nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023), Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Cục Điện ảnh vừa giao Hãng phim Tài liệu và khoa học trung ương thực hiện bộ phim tài liệu “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”.

Một cảnh trong phim tài liệu “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”.
Một cảnh trong phim tài liệu “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”.

Phim có thời lượng 40 phút do đạo diễn Nguyễn Quý Mạnh Minh cùng ê kíp là các nghệ sĩ dạn dày kinh nghiệm của Hãng phim tài liệu và khoa học trung ương thực hiện. Phim tập trung làm rõ bối cảnh ra đời, ý nghĩa lịch sử và giá trị lý luận, thực tiễn của Đề cương về văn hóa Việt Nam, cùng quá trình vận dụng, phát triển những tư tưởng cốt lõi của bản Đề cương lịch sử trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Cụ thể, bộ phim gồm 4 phần. Trong đó, phần 1 khẳng định những giá trị của bản Đề cương trong thời gian 80 năm qua, khẳng định tầm nhìn xa trông rộng của Đảng ta về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đây là văn kiện có giá trị lịch sử vô cùng to lớn và sâu sắc của Đảng, được coi là Tuyên ngôn của Đảng về một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng. 

Phần 2 đề cập nội dung Đề cương về văn hóa Việt Nam và các Nghị quyết của Đảng 80 năm qua về phát triển văn hóa; nêu cao truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của dân tộc; khẳng định sự kiên định trên con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta lựa chọn; khắc sâu đạo lý "uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn các bậc tiền nhân, danh nhân đã có công dựng nước và giữ nước.

Phần 3 là nội dung Đề cương và đường lối văn hóa của Đảng. Việc vận dụng, tiếp thu và bổ sung, hoàn thiện những quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hóa trong Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 được thể hiện trong các văn kiện của Đảng qua các thời kỳ; những thành tựu mà văn hóa Việt Nam đạt được dưới ánh sáng của Đảng. 

Phần 4 là nội dung thể hiện quyết tâm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về văn hóa, Kết luận số 76-KL/TƯ ngày 4/6/2020 của Bộ Chính trị, Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về văn hóa.

Theo kế hoạch, bộ phim tài liệu "80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam” sẽ phát sóng lúc 20h30 ngày 27/2 trên kênh VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam) và được phát sóng trên các đài truyền hình địa phương.

Cũng theo thông tin từ Bộ VHTTDL, vào tối 28/2, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 80 năm ra đời "Đề cương về Văn hóa Việt Nam”. Chương trình nghệ thuật do NSND Trần Bình viết kịch bản và làm Tổng đạo diễn quy tụ nhiều gương mặt nghệ sĩ tham gia như: NSND Quốc Hưng; các ca sĩ Trọng Tấn, Tùng Dương, Viết Danh, Phạm Thu Hà, Thu An, Thanh Thanh, Võ Hạ Trâm...

(Theo Đại đoàn kết)

Các tin khác
Lễ cưới là nét văn hoá độc đáo của đồng bào Dao Tây Bắc.

Từ xa xưa, ở vùng cao Tây Bắc, lễ cưới cổ truyền của người Dao là sự hội tụ tinh hoa văn hóa độc đáo, là nghi lễ có ý nghĩa gắn kết cộng đồng và mang đậm triết lý nhân sinh.

Ấn

Đại diện Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa xác nhận trên truyền thông, một người Việt đã mua thành công ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" và đang tiếp tục hoàn tất thủ tục để đưa cổ vật quý giá này hồi hương.

Bản “Đề cương Văn hóa Việt Nam” do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo
năm 1943. (Ảnh: baotanglichsu.vn)

Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng cộng sản Việt Nam nhận thấy vai trò to lớn của mặt trận văn hóa. Theo đó, phải có các tổ chức và đội ngũ cán bộ hoạt động về văn hóa, văn nghệ để gây dựng và thúc đẩy phong trào văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc nhằm chống lại văn hóa phát xít, văn hóa phong kiến bảo thủ, lạc hậu.

Những ký ức chiến tranh không thể nào quên, nó bám rễ, hằn sâu trong tâm trí những người lính, khiến nhiều người phải cầm bút để viết cho mình, viết để tưởng nhớ đồng đội, viết gửi thế hệ sau hiểu thêm cha ông đã chiến đấu bảo vệ Tổ quốc như thế nào. Cuốn sách “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa” đã ra đời như thế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục