Vĩnh biệt nghệ sĩ guitar Văn Vượng - 1 trong 100 nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/2/2023 | 3:07:51 PM

Nghệ sĩ ưu tú Văn Vượng, người nghệ sĩ khiếm thị nổi tiếng Việt Nam đã trút hơi thở cuối cùng vào lúc 14h ngày 11/2 tại nhà riêng ở Cầu Giấy, Hà Nội, hưởng thọ 83 tuổi.

Cố nghệ sĩ guitar Văn Vượng
Cố nghệ sĩ guitar Văn Vượng

Nghệ sĩ Văn Vượng là một tấm gương tự học và vượt lên số phận, không những "tàn nhưng không phế" mà còn đóng góp nhiều cho văn hoá và nghệ thuật nước nhà.

Ông được đánh giá là một trong những nghệ sĩ guitar hàng đầu của Việt Nam trong khoảng những năm 1970 đến 2014, thường được nhắc tới với thành công trong biên soạn chuyển thể và biểu diễn nhạc phẩm "Bài ca hy vọng" và "Trường ca sông Lô". Ông đã từng biểu diễn độc tấu guitar trong hơn 8.000 cuộc công diễn, chưa kể nhiều cuộc biểu diễn cho Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam ghi âm. Năm 1997, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú. Năm 2013, ông được trao tặng giải thưởng "Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội - 2013".

Nghệ sĩ guitare Văn Vượng, tức Văn Hữu Vượng (SN 1946 tại Hải Dương). Năm 2 tuổi, ông đi tản cư cùng gia đình, lên 5 tuổi ông bị mất thị giác sau căn bệnh đầu mùa. Năm 7 tuổi, từ chiếc âu đựng trầu bị mất nắp của mẹ, Văn Vượng đã lần mò chắp nối sợi dây cao su vào, kéo căng ra và gẩy lên những tiếng phật phật, pưng pưng. Cây đàn tự tạo ấy đã trở thành niềm vui duy nhất của ông trong thời gian dài.

Không biết chữ, không biết nhạc, nhưng Văn Vượng không chịu đầu hàng số phận, ông mày mò học theo lối nhập tâm và chỉ sau năm tháng, ông thuộc được giáo trình Ferdinando Carulli.

15 tuổi, Văn Vượng đã tự mày mò sáng tác bài "Hoàng hôn trên sông" và năm 18 tuổi cũng là lần đầu tiên ông biểu diễn trên sân khấu bài "Trống cơm" của danh cầm Tạ Tấn. Từ đấy, Văn Vượng càng quyết tâm trau dồi tiếng đàn cùng kiến thức âm nhạc.


NSƯT Văn Vượng (phải) bên nhạc sĩ Văn Cao.

Năm 1968, từ quê Hải Dương, Văn Vượng lên Hà Nội, sân khấu đầu tiên là Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Năm 1968, đi trên đường Đinh Tiên Hoàng, nghe loa công cộng phát bài "Người Hà Nội", ông thích giai điệu ca khúc, soạn bài này và chơi. "Từ đó tôi trở thành người Hà Nội", ông từng cho biết.

Ông đã được đạo diễn Trần Văn Thủy mời vào bộ phim tài liệu "Hà Nội trong mắt ai", sản xuất năm 1982. Phim mở đầu bằng hình ảnh của ông - người nghệ sĩ guitar khiếm thị luôn khao khát một lần nhìn ngắm vẻ đẹp của thành phố Hà Nội. Không chỉ là một nhân vật trong bộ phim, nghệ sĩ còn được đạo diễn Trần Văn Thủy giao sáng tác một bản nhạc không quá 3 phút trong phim, không phải lên gân về công trường, nhà máy mà để nói về Hà Nội đáng yêu. Trăn trở với yêu cầu của đạo diễn Trần Văn Thủy nhưng bản nhạc đã được ông sáng tác trong đúng một ngày. 12h đêm, ông tìm đến nhà Trần Văn Thủy thông báo đã hoàn thành bản nhạc có lời "Hà Nội trong mắt ai".

Bộ phim tài liệu "Hà Nội trong mắt ai" đã kết lại cũng bằng âm thanh tuyệt đẹp của ca khúc cùng tên do Văn Vượng sáng tác và trình diễn. Trong phim, ông còn trình diễn các bài chuyển soạn như: "Hà Nội mùa vắng những cơn mưa", "Hà Nội mùa thu", "Em ơi Hà Nội phố"...

NSƯT Văn Vượng không chỉ được khán thính giả biết đến qua hàng trăm bản độc tấu đàn guitar được phát sóng trên các phương tiện truyền thông quốc gia, hàng nghìn buổi biểu diễn trên khắp mọi miền đất nước, trong hơn 50 năm qua. Ông cũng đã phát hành 11 đĩa CD và cho ra mắt hơn 30 ca khúc được công chúng đón nhận.

Người nghệ sỹ khiếm thị ấy đã từng được Đài Truyền hình Việt Nam tôn vinh là một trong 100 nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam.

Lễ viếng NSƯT Văn Vượng diễn ra lúc 14h30' ngày 15/2 tại Nhà tang lễ Bệnh viện 354. Sau đó, gia đình sẽ đưa linh cữu ông đi hỏa táng vào 15h30' tại Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển rồi đưa về an táng tại nghĩa trang ở quê nhà Hải Dương.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Ra mắt giao diện mới của cổng thông tin điện tử Bộ Công an.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước, Bộ Công an trong việc thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; khẳng định chủ trương xây dựng công an xã, thị trấn chính quy có ý nghĩa chiến lược, lâu dài trong công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở.

Sắc xuân Hoàng thành Thăng Long. Ảnh minh họa

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã kí Văn bản số 371/KH-BVHTTDL về việc tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) - Khởi nguồn và động lực phát triển”.

Một cảnh trong phim tài liệu “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”.

Nhân kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943-2023), Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Cục Điện ảnh vừa giao Hãng phim Tài liệu và khoa học trung ương thực hiện bộ phim tài liệu “80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam”.

Lễ cưới là nét văn hoá độc đáo của đồng bào Dao Tây Bắc.

Từ xa xưa, ở vùng cao Tây Bắc, lễ cưới cổ truyền của người Dao là sự hội tụ tinh hoa văn hóa độc đáo, là nghi lễ có ý nghĩa gắn kết cộng đồng và mang đậm triết lý nhân sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục