Tản mạn chuyện chợ Tết - Tết

  • Cập nhật: Thứ ba, 13/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong một năm, quan trọng nhất là tết đầu năm hay còn gọi là Tết Nguyên đán (Nguyên tức là bắt đầu, đán tức là buổi sáng). Còn với chữ Tết là biến âm từ chữ Tiết mà ra.

Làm duyên. (Ảnh: Thanh Miền)
Làm duyên. (Ảnh: Thanh Miền)

Tết gồm hai phần: cúng ông bà tổ tiên (đó là phần lễ) và nghỉ ngơi, dưỡng sức, gặp gỡ bạn bè, họ hàng sau một năm làm lụng vất vả, cho nên Tết còn gọi là ăn tết hay chơi tết (đó chính là phần hội). Đặc trưng văn hóa điển hình nhất của Tết Nguyên đán là nếp sống cộng đồng cũng như của từng gia đình, cá nhân. Vậy cho nên từ 23 tháng Chạp, ngày ông Táo lên trời báo cáo công việc một năm ở trần gian, người dân đã náo nức đi chợ tết. Có người đi chợ để sắm tết, có người đi chợ cốt để chơi chợ tết. Ở miền núi, chợ cũng khác miền xuôi, cả nhà đi chợ vui suốt ngày. Chợ cũng được chia ra làm hai loại chợ: chợ họp theo phiên và chợ họp thường ngày. Chợ họp theo phiên vào những ngày giáp tết, người đi chợ đông lắm; từ sáng sớm đã bày la liệt đủ các mặt hàng, tản bộ qua các loại mặt hàng ở chợ chưa cần đi mua sắm mà chỉ đi "thăm quan", nghe ngóng giá cả đã thấy nhiều cái hay rồi… Như các cụ già lọm khọm đi từ đầu chợ đến cuối chợ, tìm những mặt hàng như: vài câu đối tết thật ưng ý hoặc mua vài chai rượu, vài gói chè… Thanh niên nam nữ thì hớn hở chen nhau vào các sạp hàng để ngắm cho thỏa mắt, tìm mua những thứ để làm đẹp cho mình. Sướng nhất vẫn là các em nhỏ với gương mặt rạng rỡ sà vào các hàng đồ chơi ngày xưa như tò he, chiếc trống có tua đỏ xung quanh và các đồ chơi mới như ô tô, máy bay, tàu hỏa, cần cẩu v.v… Chợ tết cũng khác ngày thường, có thêm hàng bánh trái, hàng bán lá dong…, bánh mứt kẹo thật đa dạng phong phú, đủ các loại, trông món hàng nào cũng bắt mắt, mới mẻ, tươi tắn.

Ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả. Ở chợ có đủ hết các loại hoa quả bốn mùa, nhiều hơn ngày thường, những giỏ cam, quýt, táo, bưởi, những chậu cây cảnh thật tuyệt vời, khách hàng tha hồ ngắm nghía, săm soi bình phẩm. Rồi đến các hàng rượu, hũ rượu nếp, rượu táo mèo, rượu rắn, rượu ngâm thuốc bắc và các loại rượu đóng chai có dán mác trông thật bắt mắt. Cuối cùng là chuyện quần áo, đủ loại quần áo dân tộc Mông, Dao, Thái, đến các loại quần áo com lê thời thượng… tha hồ mà chọn cho phù hợp với túi tiền của mình để diện tết.

Dạo qua chợ tết cho thấy, chợ tết là thước đo mức sống của cộng đồng trong năm nói chung và của từng gia đình nói riêng. Các gia đình mổ lợn, gói bánh chưng hoặc các nhà chung nhau mổ lợn (tùy theo điều kiện của từng gia đình). Ngồi bên bếp lửa canh nồi bánh, nói chuyện của một năm đã trôi qua về những cái được, cái khó trong năm, là dịp các thành viên trong gia đình sum họp đầy đủ, con cháu đi làm ăn xa ở đâu ngày tết cũng cố gắng về ăn tết với gia đình; thắp hương lên bàn thờ tổ tiên. Đón một năm mới, mỗi thành viên thêm một tuổi mới, sức sống mới.

Hứa Xuân Thắng

Các tin khác
Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Cụm thi đua số 5 tích cực tham gia luyện tập  để tham gia Liên hoan

Công đoàn Viên chức tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động” năm 2024, dự kiến khai mạc vào ngày 18/5 tại Rạp Hồng Hà, thành phố Yên Bái.

Đền thờ Vua Hùng ở TP Cần Thơ

UBND thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đề xuất xây dựng đền thờ Vua Hùng và các bậc tiền nhân có công với đất nước tại địa phương này.

Mô hình “Thư viện chiến sĩ” - Phòng Cảnh sát Cơ động thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ.

Thời gian qua, Phòng Cảnh sát Cơ động (CSCĐ), Công an tỉnh Yên Bái đã nỗ lực, kết nối để phát triển mô hình "Thư viện chiến sĩ”, góp phần duy trì phong trào đọc sách, thúc đẩy văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ (CBCS).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục