Yên Bái thiết thực xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/5/2023 | 7:43:45 AM

YênBái - Các cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng gắn thực hiện Nghị quyết 23 với Đề án "Đấu tranh chống quan điểm sai trái trong văn học nghệ thuật”, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, gây hủy hoại đạo đức xã hội và xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” của Trung ương, của tỉnh.

Hội Liên hiệp VHNT tỉnh phối hợp tổ chức Triển lãm Ảnh nghệ thuật với Chủ đề “Đất và người Yên Bái - Đất và người Yên Bình” tại Lễ hội Bưởi Đại Minh và khám phá Danh thắng quốc gia hồ Thác Bà năm 2022.
Hội Liên hiệp VHNT tỉnh phối hợp tổ chức Triển lãm Ảnh nghệ thuật với Chủ đề “Đất và người Yên Bái - Đất và người Yên Bình” tại Lễ hội Bưởi Đại Minh và khám phá Danh thắng quốc gia hồ Thác Bà năm 2022.

15 năm qua, tỉnh Yên Bái đã tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật (VHNT) trong thời kỳ mới (NQ 23).

Việc tổ chức thực hiện NQ 23 thể hiện sự quan tâm, lãnh đạo kịp thời, đúng đắn của Đảng bộ tỉnh đối với hoạt động VHNT và là động lực để lực lượng văn nghệ sĩ hăng say lao động sáng tạo, thiết thực góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 

Công tác tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt NQ 23 đã được các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể thực hiện nghiêm túc. Các cấp ủy chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng về NQ 23 bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng và đặc thù của địa phương, đơn vị. 

Cụ thể hóa NQ 23, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy Đảng đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện đảm bảo các yêu cầu, bám sát 3 quan điểm chỉ đạo, 5 nhóm giải pháp lớn của công tác văn hóa cùng với ban hành các chương trình, kế hoạch gắn với thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, chương trình hành động của Trung ương về văn hóa, VHNT. 

Đồng thời, tỉnh đã xây dựng, ban hành nhiều nghị quyết, quyết định liên quan đến cơ chế, chính sách khuyến khích VHNT phát triển. Đặc biệt, các cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng gắn thực hiện NQ 23 với Đề án "Đấu tranh chống quan điểm sai trái trong VHNT”, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, gây hủy hoại đạo đức xã hội và xây dựng con người Yên Bái "Thân thiện, nhân ái, đoàn kết, sáng tạo, hội nhập” của Trung ương, của tỉnh. 

Thực hiện NQ 23, hoạt động sáng tạo VHNT của các văn nghệ sĩ Yên Bái bám sát đường lối, theo đúng định hướng tư tưởng của Đảng và không phát hiện văn nghệ sĩ, tác giả có biểu hiện khuynh hướng lệch lạc trong hoạt động VHNT, sáng tác và xuất bản. 

Công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy các di sản VHNT của các dân tộc trong tỉnh được thực hiện khá tốt. Các tác giả đã khai thác vốn văn hóa dân gian để sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị. Yên Bái quan tâm thực hiện tốt việc sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị di sản cũng như lưu giữ sách cổ, phục chế sách cổ, số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ sưu tập số lưu giữ và phục vụ bạn đọc. 

Cán bộ, diễn viên được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng ở Trung ương, trong đó chú trọng những tài năng trẻ, tác giả mới, tác giả nữ, tác giả người dân tộc thiểu số để tạo nguồn kế cận. Hoạt động sáng tạo VHNT đã mang lại hiệu quả xã hội tích cực, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân, phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần quảng bá sâu rộng về đất và người Yên Bái. 

Công tác lý luận, phê bình VHNT của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Yên Bái quan tâm động viên, khuyến khích các hội viên Hội Liên hiệp VHNT tỉnh có khả năng phê bình VHNT để bổ sung lực lượng và tích cực tìm kiếm, phát triển hội viên tiềm năng. Đội ngũ văn nghệ sĩ được bổ sung nhờ việc xây dựng, phát triển hội viên mới được chú trọng. 

Tỉnh thường xuyên chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, bổ sung, xây dựng mới các chế độ, chính sách đãi ngộ cho cán bộ, hội viên theo đúng quy định hiện hành. Đồng thời, tỉnh coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý VHNT. Qua các năm, các văn nghệ sĩ đã sáng tác hàng nghìn tác phẩm có nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật cao. 

Song song, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng gắn với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phát triển ngày càng lớn mạnh, thu hút đông đảo người dân tham gia. Các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng gắn với các lễ hội ở các di tích lịch sử văn hóa, góp phần quảng bá các giá trị truyền thống trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Những vấn đề cần đặc biệt chú trọng để tìm ra những giải pháp khả thi nhằm giữ vững định hướng tư tưởng, chính trị cho đội ngũ văn nghệ sĩ, tạo bước phát triển vững chắc cho VHNT Yên Bái trong giai đoạn tiếp theo đã được tỉnh dự báo, xác định cụ thể, rõ ràng. 

Trong đó, đáng chú ý có vấn đề "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ làm công tác VHNT; vấn đề "chống diễn biến hòa bình” trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, chống lại những quan điểm sai trái, bôi nhọ Đảng và Nhà nước. Đó là thách thức không nhỏ về vấn đề toàn cầu hóa, về xu hướng công nghệ 4.0 ảnh hưởng lớn đến phương thức sáng tạo và quảng bá tác phẩm, về lực lượng hoạt động VHNT… 

Vì thế, Yên Bái tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức VHNT hoạt động, gắn nhiệm vụ xây dựng văn hóa, VHNT với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đặc biệt, chủ động nâng cao "sức đề kháng” của nhân dân, nhất là thế hệ trẻ và nâng cao vai trò của VHNT trong bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của con người.

Nguyễn Thơm

Tags Yên Bái thiết thực xây dựng phát triển văn hóa dân tộc

Các tin khác
Nhiều hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ được tổ chức tại tuyến phố đi bộ Hào Gia.

Với việc duy trì phố đi bộ Hào Gia, thời gian qua, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái đã có nhiều nỗ lực khai thác không gian phố đi bộ để tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, tạ sinh hoạt cộng đồng lành mạnh, là nơi giao lưu của người dân địa phương cũng như nơi tham quan, tìm hiểu văn hóa của du khách khi đến với thành phố Yên Bái.

Đêm hội Trăng rằm điểm năm 2023 tại xã Phù Nham với nhiều tiết mục đặc sắc với các bài hát về thiếu nhi, hoạt cảnh chú Cuội - chị Hằng.

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Lễ hội Văn hóa, du lịch Mường Lò năm 2023, thị xã Nghĩa Lộ đã tổ chức nhiều hoạt động Tết Trung thu nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho thiếu nhi và đẩy mạnh các hoạt động du lịch của địa phương, quảng bá về con người và quê hương Nghĩa Lộ.

Lễ Nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn đã trở thành một nét đẹp sinh hoạt văn hóa, tâm linh thể hiện sức mạnh phi thường của con người dám đương đầu với khó khăn, thách thức, xua đuổi những điều không may mắn.

Theo phong tục truyền thống của người Pà Thẻn, việc nhảy lửa nhằm truyền dạy cho con cháu đời sau cách để xua đi nỗi sợ hãi, yếu đuối, kết hợp với các bài cúng, bài chú xin sức mạnh từ thần linh.

Thiết lập kỷ lục Giặt khăn rằn bằng bột giặt OMO cùng thời điểm nhiều nhất tại Việt Nam.

Vừa qua tại TP. Cần Thơ, 100 bà con cùng giặt 1000 chiếc khăn rằn để xác lập kỷ lục Giặt khăn rằn bằng bột giặt OMO cùng thời điểm nhiều nhất tại Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục