Cách bày mâm ngũ quả tết Ất Tỵ 2025 chi tiết, đặc trưng 3 miền

  • Cập nhật: Thứ bảy, 25/1/2025 | 8:27:11 AM

Người xưa dựa trên quy luật “sinh - lão - bệnh - tử” chọn ra con số 5, tương ứng với chữ “sinh” để bày biện mâm ngũ quả ngày tết Nguyên đán.

Mâm ngũ quả của người miền Bắc
Mâm ngũ quả của người miền Bắc

Trong các gia đình Việt, mâm ngũ quả ngày tết Nguyên đán luôn được xem trọng. Vì thế, mọi người thường dành nhiều thời gian và lòng thành để bày biện.

Thông qua mâm ngũ quả, nhiều người gửi gắm mong cầu năm mới sung túc, thịnh vượng, may mắn. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả sẽ có những loại trái cây khác nhau.

Theo nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết (Hà Nội), người xưa dựa trên quy luật "sinh - lão - bệnh - tử” chọn ra con số 5, tương ứng với chữ "sinh” để bày biện mâm ngũ quả ngày Tết.

5 loại trái cây tương ứng với chữ "sinh” mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở, mùa màng tốt tươi, tài lộc dồi dào.

Bên cạnh đó, theo quan niệm của người Việt và văn hóa phương Đông nói chung, mâm ngũ quả còn thể hiện 5 yếu tố ngũ hành Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. 

5 hành trên được coi là những yếu tố cấu thành nên vũ trụ. Khi có đủ các hành nghĩa là cuộc sống sẽ được cân bằng, no đủ.

Việc lựa chọn các loại quả bày lên mâm ngũ quả tùy thuộc vào quan niệm văn hóa, cũng như đặc trưng vùng miền. Số lượng quả không giới hạn nhưng chỉ gói gọn trong 5 loại.

Tết Ất Tỵ 2025 sắp tới, nghệ nhân Ánh Tuyết gợi ý, mâm ngũ quả của miền Bắc, trong đó đặc trưng nhất là Hà Nội, phải có nải chuối xanh, bưởi hoặc cam, quất, hồng xiêm…

Nải chuối xanh được xếp ở phía dưới để đỡ lấy những loại quả khác. Giữa nải chuối, gia chủ đặt quả bưởi căng mọng, rồi xếp thêm các loại quả nhỏ hơn như: Cam, hồng xiêm, lựu…

Theo sản vật và tín ngưỡng vùng miền, người dân miền Trung và miền Nam sẽ bày mâm ngũ quả với những loại quả khác biệt so với miền Bắc.

Nhiều gia đình miền Trung và miền Nam bày mâm ngũ quả theo nguyên tắc có gì cúng nấy, không quá khắt khe, quy củ.

Người miền Trung có cách bày biện, trang trí mâm ngũ quả khá đơn giản, thường là dứa đặt cao nhất, xung quanh bày xoài, thanh long, táo, nho, quýt… Các loại quả to nặng đặt ở giữa, rồi dùng các loại quả nhỏ hơn như quýt, táo, nho, xoài… chèn vào.

Trong khi đó, người miền Nam bày mâm ngũ quả thường có mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài dựa theo mong ước "cầu vừa đủ xài".


Mâm ngũ quả của người miền Nam. Ảnh: Xuân Diệu

Cách bày mâm ngũ quả bắt đầu với những quả lớn như: Mãng cầu, đu đủ, dừa… được đặt bên dưới. Tiếp đến, các quả nhỏ được bày lên trên, sắp xếp hợp lý để có hình dạng như ngọn tháp.

Ngoài ra, người miền Nam còn có thói quen bày thêm cặp dưa hấu trên bàn thờ cùng mâm ngũ quả. 

Ngày nay, hàng hóa được thông thương thuận lợi giữa 3 miền Bắc - Trung - Nam, thậm chí còn trao đổi hàng hóa với nước ngoài, nên các loại hoa quả ngày càng phong phú, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn.

(Theo Vietnamnet)

Các tin khác
Huyện Văn Yên đã cho ra mắt tuyến phố đi bộ tại Công viên trung tâm huyện phục vụ nhu cầu tham quan trải nghiệm của nhân dân.

Để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, huyện Văn Yên sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui xuân, đón tết cùng các Lễ hội đầu xuân, hứa hẹn đặc sắc, hấp dẫn, mang đến khí thế mới để bắt đầu một năm mới với nhiều thành công. Đến nay, công tác chuẩn bị cho các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ và các lễ hội đầu năm 2025 trên địa bàn huyện Văn Yên đã cơ bản hoàn tất, các đầu việc đều đã đảm bảo tiến độ đề ra.

Phúc Anh là thủ khoa 2 trường nghệ thuật và là ca sĩ từng giành giải MV được yêu thích nhất của Mai Vàng 2023.

Ca khúc "54 dân tộc Việt Nam" truyền tải nhiều ý nghĩa nhân văn về tinh thần đoàn kết dân tộc. Ca sĩ Phúc Anh còn thực hiện các chuyến thiện nguyện khắp mọi miền đất nước, tổ chức giao lưu văn hóa giữa 54 dân tộc anh em.

Đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc trưng bày.

Ngày 21/1, triển lãm “Đảng Cộng sản Việt Nam - 95 năm đồng hành cùng dân tộc” đã khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Lễ hội Hoa tớ dày là một trong 4 lễ hội đã được lập hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả và được Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận. Trong ảnh: Tiết mục biểu diễn tại Lễ hội Hoa tớ dày năm 2024.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa hiện nay, các di sản văn hóa phi vật thể đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ việc bị sao chép, bóp méo cho đến việc không được công nhận và bảo vệ đúng cách, nhiều lễ hội truyền thống đang dần mất đi giá trị vốn có của chúng. Tại tỉnh Yên Bái, vấn đề bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thông qua việc đăng ký bản quyền cho các lễ hội đang được đặc biệt chú trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục