Tó mắc lẹ - Trò chơi dân gian đậm giá trị nhân văn

  • Cập nhật: Chủ nhật, 3/2/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Các lễ tết của người Thái Mường Lò,Yên Bái là dịp để mọi người cùng nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả, để cùng cầu cho một năm mới mạnh khỏe, cấy được nhiều lúa, trồng được nhiều ngô, và cùng tham gia vào các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Thái. Một trong những trò chơi dân gian được những người phụ nữ Thái đen ưu thích chơi trong các lễ tết đó là trò "Tó mắc lẹ".

"Tó" ở đây có nghĩa là "chọi", "mắc" là quả, còn "lẹ" là tên một loài cây ở rừng già có hạt hình bầu dục hơi dẹt. Hạt "mắc lẹ" sau khi đem từ rừng về được để trên gác bếp, khi mắc lẹ lên nước nâu bóng thì có thể dùng chơi được.

 

Trò "Tó mắc lẹ" xưa thường được chơi vào tháng mười hàng năm khi đã gặt hái xong xuôi, đó là khoảng thời gian nhàn rỗi trong năm. Trò chơi này được tất cả cộng đồng quan tâm. Song đối tượng chơi rất đặc biệt, đó không phải là thanh niên nam nữ son rỗi mà giành riêng cho những phụ nữ đã có chồng, con. Phải chăng chính là sự khéo léo, kiên nhẫn trong "Tó mắc lẹ" cần đến những người chơi như thế.

 

Luật chơi rất đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự tinh tế  của người chơi. Các bà các chị tham gia chơi có thể chia thành nhiều tốp chơi, mỗi tốp chơi chia thành 2 đội, tuỳ thuộc vào số lượng người tham gia chơi nhưng thường mỗi đội có 5 người. Mắc lẹ được xác định là quả mốc đặt cách vị trí xuất phát từ vài mét tới hơn 20 mét tuỳ thuộc vào quy định của người chơi.

 

"Tó mắc lẹ" có 4 phần chơi chính. Trước mỗi phần chơi, các đội xác định lượt chơi, được chơi trước hay chơi sau tuỳ thuộc vào việc tung mắc lẹ qua "Hoọng lôột". Hoọng lọôt dài từ 1m đến 1,2m. Đội nào ném mắc lẹ qua hoọng lọôt mà gần vạch hơn thì được quyền chơi trước.

 

Phần thứ nhất, người chơi đứng từ vạch xuất phát, quỳ gối, đặt mắc lẹ trên đầu gối, dùng một que tre mềm, dẻo, nhằm quả mắc lẹ cái bắn. 2 mắc lẹ bật trúng vào nhau thì phát ra tiếng kêu vang cùng với tiếng cười tiếng gieo hò của các bà các chị, tạo nên một không khí vui tươi, rộn ràng nhất là trong các lễ hội. Lần lượt từng người bắn, nếu ai không bắt trúng coi như mất phiên. Đội nào bắn trúng được nhiều hơn thì coi như là thắng. Nếu cả 4 người trong đội bắn trúng nhưng người thứ 5 không bắn trúng thì người thứ 4 được bắn giúp và bắn lại để tính phần thắng (nếu trúng). Và được gọi là bắn tiếp sức. Đó cũng chính là tính hiệp đồng, đoàn kết người chơi trong trò Tó mắc lẹ.

 

Phần thứ hai, người chơi cũng lần lượt chơi như lần một, nhưng lần này đầu gối hạ thấp hơn.

 

Sang đến phần thứ ba thì kịch tính hơn. Đội thắng ở phần chơi thứ 2 được chơi trước. Người chơi đứng ở vị trí xuất phát đặt mắc lẹ nên 5 ngón chân, hoặc kẽ ngón chân cái, co chân có mắc lẹ rồi nhảy qua hoọng lọôt mà ko được rơi mắc lẹ. Sau đó dừng lại và dậm chân đẩy sao cho quả mắc lẹ trên chân trúng vào đích là mắc lẹ của đối phương. Cứ thế lần lượt từng đội chơi cho đến người cuối cùng.

 

Lượt chơi thứ tư gọi là "Bén Lài Lin" có nghĩa là bắn trên đất. Đầu tiên 2 đội cũng phân sau trước bằng cách ném qua Hoọng lọôt. Sau đó mắc lẹ được đặt sát đất, rồi dùng que bật về phía trước đích.

 

Sau 4 phần chơi trọng tài tổng hợp lại và ghi nhận đội thắng. Cứ như thế các lượt chơi tốp chơi được diễn ra khắp sân làng, đường làng, cả ruộng khô sau gặt.

 

Trò chơi "Tó mắc lẹ" ngoài ý nghĩa nhân văn của nó cho đối tượng người chơi, cho thời điểm của năm lao động vất vả, và còn mang dáng dấp của một môn thể thao đòi hỏi sự thông minh khéo léo, kiên trì của mỗi cá nhân và tính hiệp đồng chặt chẽ của cộng đồng.

 

Các sân chơi rộn rã tiếng cười. Trong ký ức của các cụ già người Thái vẫn còn tươi nguyên tiếng cười reo và niềm vui háo hức khi nâng trên tay hạt mắc lẹ. Những ngày đầu xuân bạn hãy với đến Mường Lò để cùng tham gia vào các lễ tết, để được hoà mình vào đời sống văn hoá tinh thần phong phú của dân tộc Thái Mường Lò.

Thanh Ba - Thanh Chi

Các tin khác

YBĐT - Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, các làn điệu dân ca, dân vũ, các loại nhạc cụ truyền thống luôn được người Dao quần trắng ở xã Yên Thành, huyện Yên Bình tỉnh Yên Bái lưu giữ. Xuất phát từ đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Dao đã sáng chế ra nhiều loại nhạc cụ độc đáo phục vụ cho sinh hoạt văn hoá tinh thần của mình. Kèn nứa hay còn gọi là Tù và nứa là một trong nhiều loại nhạc cụ ấy.

Cột còn - một loại cây tượng trưng cho vũ trụ vì nó cũng mang một ý nghĩa như cây nêu trong ngày xuân của đồng bào vùng Mường Lò.
(Ảnh: Hoàng Nhâm)

YBĐT - Ai đến Mường Lò Nghĩa Lộ vào dịp tết Nguyên đán sẽ thấy trước sân, đầu sàn nhà nào cũng dựng cây nêu. Cây nêu còn được dựng ở cả lều thờ thổ công, chuồng gia súc, lều cối giã gạo bằng nước.

YBĐT - Mùa xuân luôn gắn liền với những thú chơi tinh thế và tao nhã, thể hiện niềm say mê và cảm xúc của con người trước cuộc sống. Cây cảnh bắt nguồn từ tự nhiên, nhưng cao hơn tự nhiên, bởi nó đã được thổi hồn vào, và mang ngôn ngữ biểu cảm thật tinh tế và sâu sắc.

YBĐT - Người Mường sống ở gần rừng núi, nên mọi mặt trong cuộc sống đều có sự gắn bó với rừng. Trong rất nhiều phong tục, tập quán liên quan đến rừng, người Mường có tục ngày xuân đoán lá cây rừng. Tục này không biết có từ bao giờ, nhưng cứ vào khoảng 27 tháng 12 âm lịch hàng năm là bà con người Mường coi đây là ngày “đóng cửa rừng”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục