Đàn môi, nhạc cụ tâm tình của người Mông
- Cập nhật: Thứ tư, 8/10/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - Cứ mỗi độ xuân về, cùng với những phong tục đặc sắc trong ngày hội, ngày xuân, hội Gầu Tào, Sải Sán (chơi núi) hoặc những buổi làm nương lấy củi... họ thường mang đàn môi ra thổi nghe mà da diết, rì rầm, nhắn gửi, trao duyên của chàng trai Mông với cô gái (em Gầu Mông).
Với dân tộc Mông, các chàng trai có rất nhiều cách để thể hiện như khèn, khèn lá nhưng muốn tâm sự dài lâu, cởi hết lòng mình, họ lại dùng đàn môi. Đàn môi là một loại nhạc cụ khá độc đáo, nó được chế tác từ một thanh tre nhỏ và miếng đồng nhỏ mỏng, trong có cắt hai lưỡi gà và hai cánh khi sử dụng người ta đưa lên môi thổi nhẹ, vòm miệng sẽ cộng hưởng tới lưỡi gà và dùng ngón tay cái gảy.
Tùy theo hơi dài ngắn và cách điều khiển của ngón tay mà âm thanh đàn môi sẽ trầm bổng, rì rầm, thủ thỉ theo điệu nhạc dân ca giữa khung cảnh núi rừng bao la đầy huyền bí.
Theo các cụ ở xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu kể lại, người Mông thường dùng đàn môi để thổ lộ tâm tình, tâm tư tình cảm, làm cầu nối trong những buồi đầu gặp gỡ. Đàn môi được sử dụng mọi lúc, mọi nơi như đi chợ, lên nương, lên rẫy và các dịp tết.
Ngày thường, các cô gái Mông sống rất có nề nếp. Mỗi khi màn đêm buông xuống, em Gầu Mông ít ra khỏi nhà, các chàng trai thường đến đầu hồi nhà người con gái mình thích, lấy đàn môi để tỏ tình:
Ơi em, anh sợ nhà em lắm rào
Ơi em, anh lo nhà em nhiều cửa
Có thương anh, kéo rào mở cửa anh vào.
Bằng giai điệu và âm sắc của chiếc đàn môi như vậy nếu cô gái ưng ý, thuận, họ sẽ dùng đàn môi để thể hiện tiếng nói riêng của mình đủ cho bạn tình biết:
Ơi anh, nhà em không có rào
Ơi anh, nhà em cửa không cao
Anh yêu, anh cứ vào, cứ vào...
Tết của người Mông thật tưng bừng như "Gầu tào", "Sải sán" những chàng trai Mông da sạm nắng, mạnh khỏe trong bộ quần áo chàm đen dập dìu bên những thiếu nữ váy áo sặc sỡ, cổ đeo vòng bạc trắng lấp lóa, nói cười ríu rít và dưới những gốc đào đỏ thắm, người con gái e ấp ngồi, váy hoa xòe rộng và điệu "Khâu xìa P.lềnh" (tình ca) vút lên:
Trong lòng anh, em là bông hoa đẹp nhất
Là tiếng chim hót buổi sớm mai
Là ngôi sao đầu núi
Anh mê mẩn trong lòng.
Bằng gia điệu và âm sắc của chiếc đàn môi, cô gái thổ lộ tiếng lòng mình với bạn tình:
Anh ơi! Em chẳng chê anh nghèo
Em yêu anh vì anh là chàng trai khỏe mạnh
Ta sẽ cưới nhau...
Đáp lại người con trai dùng tiếng đàn môi thể hiện nỗi khát khao muốn được tâm tình cùng bạn gái:
Ơi, sao em đẹp thế?
Gốc đào sao khép nở hoa
Người đâu lung linh ánh bạc
Qua tiếng đàn môi chàng trai, cô gái gửi gắm tình yêu một cách ý nhị mà sâu sắc, nồng nàn, mãnh liệt, say sưa giữa khung cảnh hùng vĩ của thiên nhiên tươi đẹp. Rồi những đôi tình nhân tan biến vào trong núi, chỉ còn tiếng đàn môi nhẹ như hơi thở mùa xuân giữa núi rừng chứa chan hạnh phúc:
Kìa mưa về hoa dưa nở tươi
Kìa nắng đến hoa buồn khô
Yêu chàng, em yêu lắm
Ra về, thương nhớ mãi anh chàng ơi!
Những ngày vui xuân, ngày tết các đôi trai gái tìm hiểu nhau qua tiếng khèn, đàn môi mà bao người đã nên vợ nên chồng. Đàn môi gọn nhẹ, dễ làm, dễ sử dụng, cho nên ngày nay vẫn được trai, gái Mông yêu thích.
Khi tiếng đàn môi cất lên, làm cho con gái khoan khoái, quên đi bao nỗi vất vả lo toan thường ngày để cảm thụ trong hạnh phúc nồng nàn mang đậm bản sắc dân tộc núi rừng Tây Bắc.
Ngày nay, đời sống đồng bào Mông không ngừng thay đổi, không ngừng sáng tạo để có những ca khúc mới, ơn Đảng, ơn Chính phủ và ca ngợi Đảng và Nhà nước. Cũng như nhờ có Đảng và Nhà nước đồng bào Mông đã có cuộc sống hòa đồng trong vòng tay đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Bằng sự giúp đỡ kịp thời cả vật chất lẫn tinh thần bà con người Mông đã và đang nỗ lực phấn đấu vươn lên vì sự ấm no của gia đình, bản làng, cộng đồng và vì sự phát triển chung của đất nước.
Hứa Xuân Thắng
Các tin khác
Trung tâm bảo tồn Khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội đã hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới.
YBĐT - Đã in ấn hàng ngàn trang sách, Hoàng Thế Sinh là nhà văn có sức lao động sáng tạo thật dồi dào. Anh đã có những thành công đáng kể trong thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết... Và lần này là những trang ký được tập hợp trong Lên PhanSiPăng. Năm chục bài ký đánh dấu kết quả của việc đi, quan sát, ngẫm ngợi và viết.
Trong số 89 tác phẩm có 48 tác phẩm Sách hay, 41 tác phẩm Sách đẹp sẽ được Hội đồng chung khảo giải thưởng Sách Việt Nam 2008 xem xét trong phiên họp bỏ phiếu kín diễn ra vào cuối tháng 10/2008 Chiều 7/10 tại Hà Nội, Hội Xuất bản Việt Nam công bố kết quả vòng sơ khảo giải thưởng Sách Việt Nam năm 2008. Giải thưởng được tổ chức hàng năm, bắt đầu từ năm 2005.
YBĐT - Từ xa xưa, dân tộc Tày ở vùng Yên Bình, Lục Yên (Yên Bái), Hàm Yên (Tuyên Quang) trong dịp đón xuân mừng năm mới thường đón các ông thầy Pựt về làm kỳ yên giải hạn. Đêm "biểu diễn", ông Pựt được rất nhiều người chú ý lắng nghe.