Đám cưới của người Dao quần trắng: Hát đối xin dâu

  • Cập nhật: Thứ tư, 10/3/2010 | 9:43:51 PM

YBĐT - Vào lễ cưới, trước khi sang nhà gái, nhà trai cử một đoàn đi đón dâu với số lượng bắt buộc là 11 người trong đó có trưởng đoàn, chủ hôn, chú rể, phù rể và các nam thanh niên trẻ, khỏe có tài hát đối đáp

Lễ cưới (theo tiếng Dao gọi là "áy cón") truyền thống của người Dao quần trắng được diễn ra trong 3 ngày 2 đêm. Trước khi lễ cưới được tổ chức thì cả nhà trai và nhà gái sẽ phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm, đồ lễ và ông mờ, bà mờ… Ngày mai mới chính thức là ngày cưới của chú rể Thành Chung và cô dâu Hương Sen nhưng từ chiều nay nhà trai đã cử người mang đồ lễ sang bên nhà gái. Lễ vật mang sang gồm có một con lợn và một con gà. Đến ngày hôm sau là ngày cưới chính thức ở bên nhà gái.

 

Chuẩn bị cho cô dâu trước khi về nhà chồng.

 

Chiều nay mới là cỗ chính mời khách nhưng ngay từ sáng sớm mọi người trong làng đã đến giúp và chung vui cùng với gia đình. Để có được ngày này, hai bên gia đình cũng đã phải thực hiện đầy đủ các nghi lễ truyền thống của dân tộc như xem số, dạm ngõ, thách cưới và hẹn ngày tổ chức hôn lễ. Để làm lễ ăn hỏi (lễ “Nại nhan”), nhà trai phải mang đồ lễ gồm một đôi gà thiến, một con lợn 30 kg, 10 lít rượu, một đồng bạc trắng và 50.000 đồng tiền mặt sang nhà gái và chọn ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ cưới.

 

Vào lễ cưới, trước khi sang nhà gái, nhà trai cử một đoàn đi đón dâu với số lượng bắt buộc là 11 người trong đó có trưởng đoàn, chủ hôn, chú rể, phù rể và các nam thanh niên trẻ, khỏe có tài hát đối đáp, tất cả đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc. Lúc này, chú rể phải làm thủ tục bái tổ tiên trước khi sang nhà cô dâu và kế ngay đó, bạn chú rể đứng hát xin tổ tiên phù hộ cho một đám cưới suôn sẻ, gặp nhiều may mắn.

 

Đến giờ đẹp, 11h đoàn đi đón dâu bắt đầu xuất phát. Theo phong tục của người Dao quần trắng thì chú rể khi ra khỏi nhà phải đội một chiếc nón mới mang ý nghĩa là sẽ che chở, bảo vệ cho chú rể trong suốt chặng đường đi và khi đến nơi, đoàn nhà trai không được vào nhà gái ngay mà phải vào nghỉ tại nhà ông đi hỏi cho đến 5h chiều (theo người Dao thì đó là giờ đẹp) thì nhà trai mới bắt đầu đi từ nhà ông hỏi sang nhà gái.

 

Đúng giờ đẹp, đoàn đi đón dâu bắt đầu xuất phát.

 

Lễ vật cưới mang sang nhà gái gồm một vòng tay bằng bạc, trầu cau, muối, chè, bánh dày, hai bó miến, rượu, 8 con cá được cắt bằng giấy với ý nghĩa sau này 2 vợ chồng có đông con cháu và 1 ống nhỏ bên trong có 24 tờ lá rong được đổ gio bếp vào với ý nghĩa tượng trưng cho 2 vợ chồng trong 12 tháng sẽ luôn gặp may mắn, hạnh phúc, mọi điều xấu sẽ luôn lùi xa.

 

Khi đoàn đón dâu đến chân cầu thang nhà gái thì đoàn nhà trai vẫn chưa được mời vào nhà ngay mà sẽ có các cô gái là bạn bè của cô dâu chặn lối để hát đối đáp, ý của nhà gái nói với đoàn nhà trai là muốn lên nhà thì phải bước qua con dao (mang ý nghĩa là vượt qua mọi chông gai) và uống một ít rượu. Đây là lúc các chàng phù rể phải tìm được những câu hát thật hay để các cô gái mời lên nhà. Rồi trên cầu thang nhà gái có sẵn một mâm lễ vật gồm một khăn mặt, một chiếc cân và 2 bát nước.  

 

Lúc này, chú rể được chùm lên đầu chiếc áo vàng (Guý vằng) để tượng trưng cho những cánh long, cánh phượng che chở cho chú rể. Sau khi đã xong thủ tục thì đoàn nhà trai mới được lên nhà. Khi bước qua cửa thì chú rể sẽ phải bước chân trái đầu tiên và thầy cúng làm phép rửa chân cho chú rể. 

 

Chú rể chùm Guý vằng để tượng trưng cho những cánh long, cánh phượng che chở cho chú rể.

 

Sau đó chú rể đi thẳng vào buồng cô dâu và đêm hôm đó sẽ ngủ lại một đêm tại buồng, còn cô dâu lại được giấu tạm đi nơi khác. Trong khi đó, ở bên ngoài vẫn diễn ra mọi thủ tục, nghi lễ giữa trưởng đoàn, ông mối với người đại diện bên nhà gái và cuộc hát đối đáp giữa nam nữ thanh niên của hai họ. Rồi sau đó dân làng cùng đến chúc mừng hạnh phúc cho đôi bạn trẻ.

 

Người cầm bó đuốc sẽ đi trước để soi đường chỉ lối cho cô dâu.

 

Đến giờ đẹp (khoảng 10h đêm) là lễ kết tóc se tơ cho cô dâu chú rể. Người cầm bó đuốc sẽ đi trước với ý nghĩa là xua tà, đuổi cái ác, soi đường chỉ lối cho cô dâu.

 

Phần II: "Gúy vằng" giữ nhận dâu con về nhà

 

Thanh Chi - Đức Toàn

Các tin khác
Nét duyên thiếu nữ (Ảnh: Sùng A Hồng)

YBĐT - Đọc câu mở đầu “Tiếng sáo chênh vênh vách đá/Lửng lơ dừng ở lưng đèo”, đã thấy cảnh miền núi hiện ra trước mắt. Tác giả đã chọn hình ảnh tiêu biểu rất đặc thù để khắc họa khung cảnh chứa chan thơ mộng.

Trong những năm gần đây, nhiều ngành nghề truyền thống đã được khôi phục, duy trì và từng bước phát triển. Trong đó, nghề thổ cẩm truyền thống ở xã vùng cao Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Những sản phẩm thổ cẩm được sản xuất theo phương pháp thủ công truyền thống với những tấm vải đủ mầu sắc, hoa văn độc đáo mang đậm nét truyền thống văn hoá với mẫu mã được lấy nguồn từ cuộc sống và cách điệu tạo nên những hoa văn sặc sỡ, công phu, giàu tính sáng tạo thông qua những đường nét trên trang phục. Chất liệu của sản phẩm được làm ra cũng từ những loại cỏ cây gần gũi với đời sống của bà con.

Bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ngày 9-3, ông Phạm Sanh Châu, Tổng Thư ký Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam cho biết, trong hội nghị thường niên của Ủy ban UNESCO vừa họp tại Macau, Trung Quốc, bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tôn vinh là di sản tư liệu thế giới.

Nhiều môn thể thao truyền thống được lưu giữ qua các lễ hội.

Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Ðông Bắc lần thứ bảy năm 2010, diễn ra tại Phú Thọ từ ngày 14 đến 17-4. Tham dự Ngày hội có mười tỉnh thuộc khu vực Ðông Bắc gồm: Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục